TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ cáo buộc Iran 'tống tiền hạt nhân', Tehran tố Washington hành xử 'ngoài vòng pháp luật' | |
Mỹ có thể áp đặt thêm lệnh trừng phạt nhưng vẫn tìm kiếm một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran |
Tổng thống Mỹ cảnh báo Iran về “những lời đe dọa”. (Nguồn: Kataeb) |
Ai vi phạm trước?
Trong bài viết, tác giả Fred Kaplan, người có nhiều bài phân tích bình luận về chính trị quốc tế trên Slate.com nhận định, đối với những tranh chấp với Iran về thỏa thuận hạt nhân từ thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, người Iran đã đúng và Mỹ đã sai - cả về khía cạnh chính trị, ngoại giao và thậm chí là luật pháp.
Tranh cãi hiện tại liên quan đến việc Iran gần đây vi phạm hai điều khoản của thỏa thuận hạt nhân năm 2015 - đầu tiên là vượt quá giới hạn cho phép về nguyên liệu hạt nhân có thể dự trữ, và thứ hai là mức độ làm giàu urani.
Các quan chức Mỹ nói rằng những động thái này từ phía Washington đã đẩy Iran vào con đường nối lại chương trình vũ khí hạt nhân khi thỏa thuận hạt nhân, được biết đến với cái tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) đang đứng trước ngưỡng cửa của sự đổ vỡ. Về mặt kỹ thuật, các quan chức đã đúng, nhưng theo tác giả Fred Kaplan có một vài điều đáng lưu ý.
Thứ nhất và rõ ràng nhất, Iran không phải là quốc gia đầu tiên vi phạm các điều khoản của thỏa thuận. Hồi tháng 5/2018, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA, không có bất kỳ lý do chính đáng nào ngoài việc ông không thích điều đó, bất chấp thực tế các thanh sát viên quốc tế đã nhiều lần chứng thực rằng Iran tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận.
Sau đó, ông Trump không chỉ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, vốn được gỡ bỏ khi ký thỏa thuận, mà còn áp đặt “các trừng phạt thứ cấp” đối với bất kỳ quốc gia nào làm ăn với Iran- ngay cả 5 cường quốc (Anh, Pháp, Nga, Đức cùng với Liên minh châu Âu) đã đồng ký thỏa thuận hạt nhân Iran.
Thứ hai, ngay cả trong phản ứng (khá chậm trễ) đối với hành động của ông Trump, Iran đã không vi phạm thỏa thuận này. Điều 36 trong JCPOA nêu rõ, nếu một bên ký thỏa thuận tin rằng một số nước khác “đã không đáp ứng các cam kết” theo thỏa thuận này, khi đó, sau một số cuộc họp và tham vấn, họ sẽ có “cơ sở ngừng thực hiện các cam kết của mình”.
Đây là một trường hợp vừa đóng vừa mở. Bằng cách rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt, Tổng thống Trump tuyên bố rằng Mỹ sẽ không tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận này nữa. Với các lệnh trừng phạt thứ cấp của ông Trump, các nước châu Âu miễn cưỡng làm điều tương tự, áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran. Và do đó, theo các điều khoản của thỏa thuận này, Iran không có nghĩa vụ phải tuân thủ các cam kết của mình.
Thứ ba, Tổng thống Trump đã "vi phạm" thỏa thuận này một cách rõ ràng trước khi ông rút khỏi nó. Tháng 7/2017, tại hội nghị thượng đỉnh G20 đầu tiên, ông Trump đã gây sức ép với các nhà lãnh đạo đồng minh yêu cầu họ ngừng làm ăn với Iran. Áp lực này là vi phạm trực tiếp điều 29 của thỏa thuận, trong đó nêu rõ rằng Mỹ và các bên tham gia ký kết sẽ kiềm chế mọi chính sách gây “ảnh hưởng trực tiếp và bất lợi cho việc bình thường hóa các mối quan hệ kinh tế và thương mại với Iran”.
Thậm chí ngay cả trước hội nghị G20 tại Osaka, Nhật Bản vừa rồi, trở lại thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, những lời đe dọa thường xuyên của ông Trump rút khỏi thỏa thuận này đã đánh dấu sự vi phạm điều 29, khi các công ty Mỹ và châu Âu ngần ngại tham gia vào việc “bình thương hóa quan hệ thương mại và kinh tế với Iran” vì lo sợ rằng việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận- và nối lại các lệnh trừng phạt- sẽ buộc họ ngừng đầu tư và mất tiền.
Thứ tư, việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các nước khác làm ăn với Iran là vi phạm tinh thần của thỏa thuận và có thể vi phạm luật pháp quốc tế. Việc cho phép và thậm chí trừng phạt các quốc gia hoặc công ty vi phạm các lệnh trừng phạt phải được quy định bởi một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (ĐBA LHQ). Và JCPOA là một nghị quyết của HĐBA - số hiệu 2231- đã được luật hóa quốc tế vào tháng 7/2015, cùng thời điểm Mỹ và 5 quốc gia khác ký một thỏa thuận đa phương với Iran.
Thứ năm, ông Trump lâu nay tuyên bố JCPOA là “thỏa thuận tồi tệ nhất trong lịch sử”. Nếu tuyên bố này là đúng thì việc Iran vi phạm thỏa thuận sẽ không phải là vấn đề quan trọng. Điều gì có thể tồi tệ hơn việc tuân thủ thỏa thuận tồi tệ nhất trong lịch sử?
Mỹ phải làm gương
Cuối cùng, ngay cả với những động thái gần đây của Iran, nhiều chuyên gia đánh giá rằng Cộng hòa Hồi giáo này chưa thể tiến gần đến việc sản xuất một quả bom hạt nhân. JCPOA đã hạn chế việc làm giàu urani của Iran ở mức độ tinh khiết 3,67%. Urani ở “cấp độ vũ khí” được xác định ở mức độ làm giàu 90%- một khi phòng thí nghiệm đạt mức 20%, thì việc làm giàu còn lại có thể diễn ra khá nhanh chóng. Nhưng nó sẽ khiến Iran mất một thời gian dài để đạt được mức 20%. Họ cũng sẽ mất nhiều thời gian để tích lũy và dự trữ đủ nhiên liệu hạt nhân để chế tạo bom vì, theo JCPOA, họ đã xuất khẩu 98% urani làm giàu thấp sang Nga, tháo gỡ 2/3 máy ly tâm và đổ xi măng trên cửa lò phản ứng plutoni ở Arak.
Với các lý do đó, tác giả Fred Kaplan cho rằng, đã đến lúc thuyết phục Iran tuân thủ trở lại thỏa thuận này, nhưng trước tiên Mỹ cũng phải làm vậy. Theo ông Fred Kaplan, dường như cả hai nước đang chơi một trò chơi nguy hiểm. Ông Trump có thể đã tin rằng chiến dịch “áp lực tối đa” của ông sẽ buộc Iran đàm phán một thỏa thuận “tốt hơn”. Thế nhưng nó lại củng cố quyết tâm của những người theo đường lối cứng rắn ở Iran và "thi gan" với Mỹ.
| Vì sao Mỹ không thể đơn độc đối đầu với Iran? Tờ Arab News nhận định, ngay cả khi theo đuổi chính sách “gây sức ép tối đa” nhằm vào Iran thì cuối cùng Mỹ vẫn ... |
| IAEA xác nhận Iran làm giàu uranium vượt xa giới hạn của JCPOA Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) xác nhận, Iran đã làm giàu uranium cao hơn giới hạn như đã nhất trí trong ... |
| Mỹ tuyên bố sẽ gia tăng sức ép, Iran khẳng định ông Trump đã bị xúi giục làm điều dại dột Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton cho biết, Mỹ sẽ duy trì việc gia tăng áp lực đối với Iran trong ... |