Tài sản Nga (Nguồn:Counter Punch) |
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới đây rằng, một số phương án sử dụng tài sản cố định trị giá 300 tỷ USD của Nga vẫn đang được cân nhắc.
Nhưng ý tưởng hứa hẹn nhất là Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ cấp cho Ukraine một khoản vay, được hỗ trợ bởi lợi nhuận và thu nhập lãi kiếm được từ tài sản của Nga đang bị phong tỏa ở châu Âu.
Tin liên quan |
Hứng loạt 'đạn' mới từ Mỹ, Trung Quốc thiệt hại thế nào? Lợi ích lớn hơn nằm ở 'hòm phiếu'? |
Các Bộ trưởng Tài chính của G7 sẽ họp tại Italy vào cuối tuần này, với hy vọng hoàn thiện một kế hoạch mà họ có thể trình lên các nguyên thủ quốc gia các nước. Sự cấp thiết phải tìm cách hỗ trợ tài chính cho Ukraine ngày càng gia tăng, khi những nỗ lực của nước này nhằm chống lại Nga đã có dấu hiệu chùn bước.
Bà Yellen nói: "Tôi nghĩ rằng, tất cả các đối tác của Mỹ đều quan tâm đến vấn đề sử dụng dòng lợi nhuận bất ngờ thu được từ tài sản của Moscow bị phong tỏa".
Trong nhiều tháng, các đồng minh phương Tây đã tranh luận về việc sử dụng tài sản của Ngân hàng trung ương Nga như thế nào.
Washington tin rằng, việc tịch thu số tiền và đưa cho Ukraine là hợp pháp theo luật pháp quốc tế, nhưng một số nước châu Âu - bao gồm cả Pháp và Đức - đã cảnh giác về tính hợp pháp của động thái này.
Gần đây, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thông qua đạo luật cho phép chính quyền Tổng thống Biden có quyền thu giữ và tịch thu tài sản của Nga. Phía châu Âu phần lớn đã gạt bỏ ý tưởng đó.
Trong tháng này, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đồng về việc sung công lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng của Nga để tiếp tục tài trợ và trang bị vũ khí cho Ukraine. Đề xuất này nhắm tới khoản lợi nhuận thu được từ 191 tỷ Euro (tương đương 205 tỷ USD) trong các quỹ, tài sản của Nga hiện đang bị giữ tại cơ quan thanh toán bù trừ Euroclear của Bỉ.
Giám đốc điều hành Euroclear Valerie Urbain cho biết, cơ quan này đã tạo ra khoản lợi nhuận 2 - 3 tỷ Euro mỗi năm từ tiền, tài sản của Moscow, tùy thuộc vào mức lãi suất.
Giám đốc Valerie Urbain cũng ví việc tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga giống như việc "mở hộp Pandora".
Bà cảnh báo, điều đó có thể khiến "các nhà đầu tư quốc tế lớn quay lưng lại với châu Âu" vì họ không còn tin tưởng rằng, tài sản của mình sẽ không bị tịch thu.
Theo đề xuất, khối 27 thành viên kỳ vọng sẽ sử dụng 90% khoản lợi nhuận trên để mua và viện trợ vũ khí cho Ukraine và 10% cho viện trợ phi quân sự, với đợt đầu tiên dự kiến được thực hiện vào tháng 7.
Tuy nhiên, việc sử dụng tiền lãi làm cơ sở cho khoản vay có thể mang lại cho Kiev số tiền lớn hơn nhiều - có thể lên tới 50 tỷ USD. Phương thức chuyển tiền vẫn cần được nghiên cứu và Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc tổ chức quốc tế khác có thể đóng vai trò trung gian.
Hiện tại, vẫn chưa rõ khoản dự kiến cho Ukraine vay sẽ được hoàn trả như thế nào.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ nói rằng, việc phân bổ tiền cho Ukraine là rất quan trọng. “Tôi nghĩ, Nga đang chơi trò chờ đợi và họ có quan điểm rằng Washington và các đối tác đang mất đi ý chí hỗ trợ Kiev. Việc chuyển thu nhập từ tài sản bị phong tỏa thành nguồn hỗ trợ cho Ukraine là một cách quan trọng để chứng minh rằng, chúng tôi vẫn đang hỗ trợ đất nước này".
Về phía Nga, nước này nhiều lần nhấn mạnh, việc tịch thu vốn, tài sản chủ quyền của Moscow hoặc bất kỳ hành động tương tự nào sẽ không chỉ là hành vi trộm cắp và vi phạm luật pháp quốc tế mà còn làm suy yếu niềm tin vào cả hệ thống tiền tệ phương Tây cũng như hệ thống tài chính toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov khẳng định: "Nếu tài sản bị phong tỏa của Nga bị tịch thu, Moscow sẽ trả đũa bằng hiện vật. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế Nga của EU, G7, Australia và Thụy Sỹ ước tính vào khoảng 288 tỷ USD vào cuối năm 2022".
| Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM Ngày 19/5, Trung Quốc đã khởi động một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với nhựa POM như một động thái đáp trả ... |
| Vì sao TP. Hồ Chí Minh chỉ có 'tổ chim sẻ', chưa đủ sức đón 'đại bàng'? Thiếu quỹ đất đang là điểm nghẽn lớn nhất khiến TP. Hồ Chí Minh không thu hút được các dự án lớn và dòng vốn ... |
| Hứng loạt 'đạn' mới từ Mỹ, Trung Quốc thiệt hại thế nào? Lợi ích lớn hơn nằm ở 'hòm phiếu'? Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc dường như thêm "căng" khi Bắc Kinh hứng "loạt đạn" mới từ Washington - một động thái diễn ra ... |
| Nhà giàu Mỹ bớt 'vung tiền', động lực của nền kinh tế chậm lại Giá trị tài sản của các gia đình người Mỹ tăng mạnh trong những năm gần đây, dù lạm phát cao buộc Cục Dự trữ ... |
| Cuộc di cư khỏi Nga, ‘kẹo đắng’ của doanh nghiệp nước ngoài từ bỏ Moscow? Thông tin mới nhất về "cuộc di cư" là người khổng lồ thực phẩm của Pháp - Danone vừa hoàn tất việc bán tài sản ... |