📞

Mỹ phải chấm dứt "cơn sóng thần chính trị" bài Trung Quốc

12:17 | 15/02/2019
Ngày 14/2, Trung Quốc và Mỹ, hai nước từng là "cặp đôi ngọt ngào" về thương mại, đã bắt đầu các cuộc hội đàm cấp cao trong bối cảnh hạn chót 1/3 đang đến gần. Dường như, cặp đôi này có thể từ bỏ những ý định chia tay và cố gắng đi cùng nhau.

Theo cựu Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Susan Shirk, thực tế, không khó để tìm ra một giải pháp nếu cặp đôi này chỉ tranh cãi về vấn đề tiền bạc. Sự phức tạp trong quan hệ Mỹ - Trung nằm ở "cơn sóng thần chính trị tại Washington chống mối de dọa từ Bắc Kinh". Theo một báo cáo do bà Shirk chủ bút, hai cường quốc này đang trong quá trình xung đột.

Nhiều cuộc xung đột thương mại và kinh tế Mỹ -Trung đã được dán mác là nhằm duy trì an ninh quốc gia. (Nguồn: Tibet Express)

Nhiều cuộc xung đột thương mại và kinh tế Mỹ -Trung đã được dán mác là nhằm duy trì an ninh quốc gia như áp thuế các sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc hay loại trừ thiết bị của Huawei được trang bị cho những ứng dụng mạng lưới 5G.

Washington không sẵn sàng thừa nhận sự tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh đang dần đi lên ngay cả khi nó giành được thành quả phù hợp với những nguyên tắc thị trường hợp lý. Đây là nguồn gốc của "cơn sóng thần chính trị". Nhiều quan chức chóp bu tại Mỹ mong rằng cuộc chiến tranh thương mại này sẽ nhấn chìm sự trỗi dậy của Trung Quốc chứ không phải thúc đẩy thương mại công bằng.

Mỹ lo lắng sự trỗi dậy của Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với mối quan hệ Mỹ - Trung ổn định và mang tính xây dựng. Nó cũng khiến nhiều người Trung Quốc lo ngại về mức độ một thỏa thuận thương mại sẽ ổn định quan hệ song phương. Họ cho rằng, một thỏa thuận thương mại có thể đạt được xong không dễ đưa quan hệ song phương trở lại mức mang tính xây dựng.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng muốn Trung Quốc cư xử khiêm tốn và thận trọng như một quốc gia nhỏ bé. Washington không chấp nhận tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh là quốc gia quyền lực thứ 2 thế giới.

Theo Global Times, Mỹ và Trung Quốc nên cùng nhau bảo vệ quan hệ song phương. Một tình hữu nghị bền đẹp sẽ mang lại lợi ích cho Washington. Nếu Washington không nhận thấy được điều này, nước này sẽ khó tạo dựng lại quan hệ hữu nghị giữa 2 bên.

Bắc Kinh hy vọng phái đoàn Mỹ và giới chức Mỹ sẽ hiểu rằng, quan hệ xấu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cả hai và Bắc Kinh sẽ không bao giời là nạn nhân duy nhất.

(theo Global Times)