Bộ Tài chính Mỹ áp các lệnh trừng phạt đối với trang chợ đen trực tuyến Hydra có trụ sở tại Nga. (Nguồn: Uriel SC) |
Cụ thể, các biện pháp trừng phạt đối với với trang Hydra có trụ sở tại Nga và sàn giao dịch tiền ảo Garantex, được công bố trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ.
Động thái trên nhằm gửi thông điệp tới các “phần tử tội phạm rằng chúng không thể lẩn trốn trên các chợ đen hay các diễn đàn”, cũng như không thể “lẩn trốn tại Nga hay bất kỳ đâu trên thế giới”.
Dự kiến trong ngày 6/4, Mỹ và các đồng minh trong Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ công bố một loạt biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.
Theo một nguồn tin, các lệnh trừng phạt sẽ cấm tất cả những hoạt động đầu tư mới tại Nga, tăng cường hạn chế đối với các thể chế tài chính và doanh nghiệp nhà nước tại Nga, đồng thời nhằm vào các quan chức chính phủ Nga cùng người thân.
Liên quan vấn đề trừng phạt Moscow, một chuyên gia về Nga và chính sách an ninh tại Đức cho rằng, lệnh cấm nhập khẩu năng lượng đối với Moscow có thể khiến Điện Kremlin bị tổn thương.
Cụ thể, phát biểu với tờ Tagesschau, ông Janis Kluge, cộng sự cấp cao tại Viện nghiên cứu các vấn đề an ninh và quốc tế Đức, mô tả lệnh cấm vận năng lượng là biện pháp trừng phạt tối thượng do tác động tối đa đến chính phủ Nga và tác động tối thiểu đến dân thường.
Ông giải thích: “Ngân sách nhà nước, tài trợ cho quân đội, sẽ bị suy yếu. Trong khi thiệt hại về tài sản đối với người dân Nga sẽ không lớn như các biện pháp khác. Như vậy, tẩy chay khí đốt sẽ là một công cụ nhằm mục tiêu vào đúng đối tượng”.
Theo ông Kluge, thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt hiện rất quan trọng đối với Điện Kremlin. Ngay cả với các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với giới tài phiệt hay các ngân hàng Nga, chính phủ vẫn có thể tự cung cấp tài chính thông qua nguồn thu từ năng lượng của mình.
Nếu nguồn thu nhập này còn tồn tại, ông Putin vẫn có thể tiếp tục trả lương cho các cơ quan an ninh và trợ cấp cho các công ty quan trọng để duy trì quyền lực của mình.
Các nước phương Tây đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga kể từ khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Âu, trong đó có Đức lại không muốn đưa lĩnh vực năng lượng vào lệnh trừng phạt do lo ngại ảnh hưởng đến ngành công nghiệp và nền kinh tế.
Với khoảng 40% khí đốt tự nhiên, 37% dầu mỏ và 57% than đá nhập khẩu từ Nga, Đức đã trở thành nước phụ thuộc rất lớn vào Nga về nhu cầu năng lượng.
Đây cũng là một trong những lý do chính khiến Đức ban đầu từ chối loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT) khi chiến sự bùng nổ ở Ukraine.
| Kinh tế Việt Nam dù khởi sắc nhưng tiềm ẩn rủi ro, cần nỗ lực giữ ổn định vĩ mô Kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm ghi nhận những tín hiệu tích cực, tạo đà phục hồi mạnh mẽ nhưng sẽ phải đối ... |
| Bất động sản mới nhất: Môi giới với chiêu ‘bình mới rượu cũ’, giá đất tăng vù vù, thanh tra 12 dự án lớn ở Thanh Hóa Hoạt động môi giới góp phần đẩy giá đất lên cao, Thanh Hóa thanh tra tổng thể 12 dự án, giao đất tái định cư ... |