📞

Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và số phận của đường ống dẫn khí TAPI

14:16 | 03/04/2019
Việc Mỹ rút quân không những làm ảnh hưởng tới tình hình an ninh của Afghanistan và các nước láng giềng, mà có thể còn gây hậu quả cho những dự án phát triển và kinh tế trong khu vực. 

Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Taliban hiện có nhiều tiến triển. Đại diện của phía Mỹ và Taliban đã lên kế hoạch thảo luận riêng với các bên liên quan trước khi thúc đẩy giai đoạn tiếp theo của quá trình đàm phán.

Trong giai đoạn tiếp theo này, các bên sẽ đàm phán về một thỏa thuận “ngừng bắn toàn diện”. Mặc dù chưa có thể thức cụ thể cho thỏa thuận được đề xuất này, song thông tin về khả năng Mỹ rút quân khỏi Afghanistan đã khiến nhiều người lo ngại do an ninh ở đất nước này nói riêng và ở khu vực

Việc Mỹ rút quân không những làm ảnh hưởng tới tình hình an ninh của Afghanistan và các nước láng giềng, mà có thể còn gây hậu quả cho những dự án phát triển và kinh tế trong khu vực.

Logo của dự án dự án đường ống dẫn khí Turkmenistan-Afganistan-Pakistan-Ấn Độ (TAPI).

Điển hình là dự án đường ống dẫn khí Turkmenistan-Afganistan-Pakistan-Ấn Độ (TAPI), vốn được thiết kế để dẫn khí đốt tự nhiên từ Turkmenistan, thông qua Afganistan và Pakistan đến Ấn Độ. Nếu được thực thi, người ta ước tính dự án này sẽ dẫn 33 tỷ m3 khí tiêu chuẩn mỗi năm đến Ấn Độ. Tuy nhiên, do một vài yếu tố thương mại và an ninh, dự án được đề xuất này vẫn chưa được triển khai.

Thông số thiết kế của TAPI: - Công suất thông lượng: 33 tỷ m3 khí mỗi năm hoặc 90 triệu m3/ngày;

- Cơ sở tài nguyên: mỏ khí khổng lồ Galkynysh ở Turkmenistan. - Tổng chiều dài: 1.814 km, trong đó phân đoạn trên đất Turkmenistan là 214 km, ở Afghanistan - 774 km, ở Pakistan - 826 km; - Thời điểm vận hành dự kiến: tháng 12/2019; - Chi phí ước tính khoảng 9,6 tỷ USD.

Với mục tiêu giành được nhiều không gian chính trị hơn ở Afganistan, có thể Taliban sẽ tiếp tục đấu tranh với các lực lượng Afganistan sau khi Mỹ rút quân. Thế nên, do an ninh không ổn định, nhất là sau khi Mỹ rút quân, nhiều nhà tài trợ quốc tế có lẽ sẽ không dám liều lĩnh ủng hộ một dự án như vậy.

Do thiếu năng lượng nghiêm trọng, Pakistan chắc chắn sẽ hối thúc, thậm chí gây áp lực để Taliban ủng hộ việc xây dựng đường ống dẫn khí TAPI.

Hiện giờ, Pakistan đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Sindh, khi cuộc khủng hoảng năng lượng làm gia tăng khả năng các ngành công nghiệp phải ngừng hoạt động, có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu về khí đốt tự nhiên trong ngắn hạn, Pakistan phải nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Qatar. Những báo cáo trước đây cho thấy Saudi Arabia cũng đã đề nghị cung cấp LNG cho Pakistan.

Trong bối cảnh chính trị như vậy tại Afganistan, có lẽ quan điểm của Ấn Độ về dự án đường ống dẫn khí TAPI này là điều được dư luận hết sức quan tâm. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là liệu nước này (Ấn Độ) có sẵn sàng tiếp tục tham gia dự án này nữa hay không.

Do tình hình địa chính trị trong khu vực hiện nay rất đáng lo ngại, Ấn Độ cần phải xem xét thêm những lựa chọn khác mà có thể đảm bảo hơn về an ninh năng lượng.

(theo Eurasia Review)