Mỹ sẽ làm gì với các tàu sân bay cũ - 'cơn đau đầu' của Lầu Năm Góc?

Trung Hiếu
Các nghị sĩ Mỹ đang tranh cãi về số phận của hạm đội tàu sân bay - những 'biểu tượng' của sức mạnh quân sự Mỹ - theo Sputnik.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ sẽ làm gì với các tàu sân bay cũ
Tàu sân bay Harry Truman của Hải quân Mỹ. (Nguồn: AP)

Xâm phạm điều thiêng liêng

Thật vậy, tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN-75) là chiếc tàu còn khá trẻ. Nó được biên chế từ mùa Hè năm 1998, và được thiết kế để phục vụ trong vòng 50 năm. Hàng không mẫu hạm này đã hiện diện ở Vịnh Ba Tư và hai lần ở Biển Địa Trung Hải.

Tuy nhiên, dưới thời chính quyền ông Trump, có người đã đề xuất... rút chiếc tàu khỏi hạm đội để tiết kiệm kinh phí. Các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc và chính Hải quân Mỹ đã ủng hộ sáng kiến ​​này.

Nếu tàu sân bay Harry Truman nghỉ hưu sớm vào năm 2025, thay vì năm 2048, thì số tiền được giải phóng có thể được sử dụng cho các loại vũ khí đầy hứa hẹn - UAV dưới nước và trên mặt nước, vũ khí tấn công có độ chính xác cao, tàu sân bay lớp Ford mới.

Cả ông Trump và Quốc hội Mỹ đã lên tiếng phản đối đề xuất này.

Một trong những lập luận được nêu ra là: Nếu loại bỏ tàu Harry Truman, thì đến năm 2050, Mỹ sẽ chỉ có 9 tàu lớp này, trong khi đó cần phải có 11 chiếc (con số đã được phê duyệt như một phần của chiến lược hải quân năm 2007).

Hầu hết các nghị sĩ đều biết chắc chắn: Các tàu sân bay đảm bảo lợi thế chiến lược của Mỹ trước các đối thủ tiềm tàng, với sự giúp đỡ của các tàu sân bay, Mỹ có thể kiểm soát toàn bộ đại dương thế giới.

Nhân tiện, vào năm 2014, dưới thời ông Obama, người ta đã đề xuất loại bỏ USS George Washington. Nhưng, sáng kiến ​​này cũng bị từ chối.

Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự cho rằng, các tàu sân bay đang nhanh chóng mất các ưu thế, trong khi các đối thủ tiềm tàng của Mỹ đang sử dụng ngày càng nhiều hệ thống tên lửa với độ chính xác cao, bao gồm cả hệ thống siêu thanh. Ví dụ, người Mỹ lo ngại về việc Trung Quốc đang sở hữu tên lửa chống hạm có tầm xa tới 1.000 dặm.

Tranh chấp về số phận của hàng không mẫu hạm Harry Truman tiếp tục diễn ra sau khi thay đổi chính quyền. Nhiều người vẫn chống lại ý tưởng cho tàu sân bay “nghỉ hưu sớm”. Con tàu này đã đòi hỏi rất nhiều công sức vì thế không nên để nó ngừng hoạt động giữa vòng đời.

Ngoài ra, các nghị sĩ chỉ ra rằng, đề xuất này trái với chương trình phát triển Hải quân.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, ngay trước khi từ chức, đã kịp đệ trình một kế hoạch cập nhật cho đến năm 2045, theo đó, trong thành phần hạm đội vào thời điểm đó phải có ít nhất 500 tàu.

Theo kế hoạch “Lực lượng chiến đấu 2045” (Battle force 2045), Mỹ sẽ tăng tốc đóng các tàu ngầm tấn công lớp Virginia mới (lên đến 80 chiếc). Ngoài ra, trọng tâm sẽ là các loại máy bay không người lái để thay thế một phần các tàu khu trục tên lửa và tàu trinh sát.

“Cơn đau đầu” của Lầu Năm Góc

Tuy nhiên, các nhà lập pháp vẫn kiên quyết chống lại đề xuất này. Hạ nghị sĩ Rob Wittman viết:

“Bất kỳ nỗ lực nào để trì hoãn việc mua tàu sân bay lớp Ford hoặc thay đổi lịch bảo dưỡng cho tàu sân bay lớp Nimitz là vô trách nhiệm về mặt chiến lược và tài chính và chắc chắn sẽ gặp phải sự phản kháng tương tự như năm 2014”.

Các nghị sĩ ủng hộ việc gia tăng số lượng hàng không mẫu hạm không chỉ do "mối đe dọa từ phía Trung Quốc".

Ví dụ, tại phiên điều trần, Thượng nghị sĩ Roger Wicker đã đặt câu hỏi: Liệu 11 tàu sân bay là đủ để kiềm chế Bắc Kinh ở Thái Bình Dương và thực hiện các hoạt động ở các khu vực khác của đại dương thế giới?

Ông nói, bây giờ Mỹ đang phải đối mặt không chỉ mối đe dọa từ phía Trung Quốc mà cả từ phía Nga, nước đã tăng mạnh hoạt động hải quân ở Địa Trung Hải và Bắc Đại Tây Dương.

Lầu Năm Góc giải thích thêm cho các nghị sĩ được yên tâm. Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc John Aquilino đảm bảo rằng các tàu sân bay sẽ thực hiện nhiệm vụ, tất nhiên, nếu không gặp thêm khó khăn nào.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều báo cáo về những vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng xảy ra với tàu sân bay, làm tăng chi phí bảo dưỡng.

Ví dụ, vào năm 2019, trên bờ biển phía Đông nước Mỹ, chỉ có một chiếc tàu sân bay duy nhất ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu - đó là tàu USS Dwight D. Eisenhower. Các tàu khác đang ở các giai đoạn hiện đại hóa và đại tu khác nhau, và tàu Harry Truman đã gặp trục trặc trong hệ thống điện.

Việc đưa vào vận hành các hàng không mẫu hạm thế hệ tiếp theo cũng gặp vấn đề. Chiếc tàu đầu tiên trong số đó - tàu sân bay lớp Gerald R Ford (CVN-78) đang được điều chỉnh trong hơn 15 năm.

Mỹ đã bắt đầu xây dựng tàu Gerald Ford vào năm 2005, được khánh thành và hạ thủy vào năm 2013 và dự kiến sẽ ​​bắt đầu hoạt động đầy đủ sau một năm. Tuy nhiên, các chuyên gia đã phát hiện vô số khiếm khuyết nghiêm trọng đến mức không thể loại bỏ được chúng.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ thừa nhận đánh mất ưu thế trước Nga trong chiến tranh điện từ
Nga dự kiến thử tên lửa siêu thanh Zircon trong năm 2021
Nga chế tạo robot làm việc trong không gian vũ trụ
Tàu vũ trụ mini Buran mới của Nga sẽ không có người lái
Tiết lộ các tính năng của tàu sân bay trực thăng phiên bản Nga
(theo Sputnik)

Đọc thêm

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Tờ HuffPost đã tham khảo các nhà trị liệu để tổng kết ra 5 thói quen làm việc thường được ngụy trang là dấu hiệu của trầm cảm. Xin giới ...
Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động