Mỹ tiến hành FONOP tại Biển Đông: Ba thông điệp lớn

Đỗ Hoàng
Ngày 12/7, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ tuyên bố tàu khu trục USS Benfold đã thực hiện hoạt động tự do hàng hải (FONOP) trong cùng ngày tại quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông. Xét về tuyên bố đi kèm, thời điểm và công cụ thực hiện, FONOP Biển Đông lần này của Mỹ có một số nét đáng chú ý.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những nét đáng chú ý đằng sau FONOP mới nhất của Mỹ tại Hoàng Sa
Tàu USS Benfold thực hiện FONOP tại Biển Đông. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Tuyên bố của Hạm đội 7

Tuyên bố của Mỹ nêu rõ 2 mục tiêu của FONOP lần này.

Thứ nhất, Mỹ cho rằng, các bên yêu sách đang giới hạn quyền “qua lại vô hại” khi yêu cầu tàu nước ngoài phải được cho phép hoặc thông báo trước khi đi qua vùng lãnh hải của Hoàng Sa.

Thứ hai, FONOP của Mỹ thách thức việc Trung Quốc vẽ đường cơ sở thẳng bao quanh Hoàng Sa. Đoạn dài nhất trong tuyên bố của Hạm đội 7 giải thích quan điểm này của Washington, khẳng định hành động của Bắc Kinh là vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Đáng chú ý, phần cuối của Tuyên bố (chiếm gần 1/3 độ dài) khẳng định các phát ngôn từ phía Trung Quốc về FONOP của tàu USS Benfold là sai sự thật.

Mỹ cũng nhấn mạnh động thái này đã tuân thủ luật quốc tế và những gì Trung Quốc nói sẽ không ngăn cản hiện diện trên biển và trên không của cường quốc số 1 thế giới tại những khu vực luật quốc tế cho phép.

Không dừng lại ở đó, Mỹ khẳng định các phát ngôn của Trung Quốc là động thái mới nhất trong một “chuỗi hành động” nhằm “xuyên tạc” hoạt động hàng hải hợp pháp của Mỹ và củng cố những yêu sách “thái quá” làm tổn hại cho các nước láng giềng Đông Nam Á tại Biển Đông.

Học giả quốc tế: Lập trường của Việt Nam mang tính xây dựng, góp phần duy trì hòa bình và phát triển ở Biển Đông

Học giả quốc tế: Lập trường của Việt Nam mang tính xây dựng, góp phần duy trì hòa bình và phát triển ở Biển Đông

Ba nét đáng chú ý

Việc triển khai và thông báo FONOP lần này của Mỹ có 3 điểm đáng chú ý.

Thứ nhất, Mỹ đã chủ động hơn trong định hướng dư luận về hoạt động FONOP.

Từ năm 2017, khi Mỹ bắt đầu tăng tần suất các FONOP tại Biển Đông, Trung Quốc cũng bắt đầu đăng tải các thông tin rằng Trung Quốc phải “đuổi” hoặc “trục xuất” tàu Mỹ.

Năm 2020, Trung Quốc lần đầu tiên đưa thông tin này cùng ngày FONOP của Mỹ được thực thi. Trong những trường hợp này, Mỹ ít có các động thái công khai đáp trả.

Đến năm 2020, Bộ Quốc phòng Mỹ đã có những phản biện, nhưng thông tin thường đưa ra sau khi Trung Quốc đã phát ngôn một thời gian.

Cụ thể, với FONOP ngày 28/4/2020 tại Hoàng Sa, Bộ Quốc phòng Trung Quốc trong cùng ngày đã tuyên bố “đuổi” tàu USS Barry của Mỹ.

Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 1/5/2020 mới phủ nhận phát ngôn trên và khẳng định lực lượng của Trung Quốc không làm ảnh hưởng đến hoạt động của mình.

Tương tự, ngày 22/12/2020, Trung Quốc tuyên bố trục xuất tàu USS John McCain của Mỹ khi tàu này thực thi FONOP tại Trường Sa cùng ngày. Hải quân Mỹ sau một ngày mới phản bác thông tin từ phía Trung Quốc.

Với 2 hoạt động FONOP gần nhất vào ngày 20/5 và 12/7, Chiến khu Nam bộ của quân đội Trung Quốc cũng ra thông báo “đuổi” tàu chiến Mỹ ra khỏi “vùng biển của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, khác với những lần trước, Hạm đội 7 đã nhanh chóng ra tuyên bố để bác bỏ mọi thông tin phía Trung Quốc, trong đó, tuyên bố ngày 12/7 được ra gần như cùng một lúc với tuyên bố từ phía Trung Quốc.

Mỹ cũng không nói rõ phát ngôn của Trung Quốc cụ thể là gì để tránh lặp lại thông tin sai lệch. Điều này cho thấy Mỹ đã nhanh nhạy hơn trước trong công tác thông tin - tuyên truyền, tránh để dư luận bị “nhiễu” hay hiểu lầm do thông tin phía Trung Quốc đưa ra.

Động thái này cũng phù hợp với hai xu hướng Mỹ đang theo đuổi.

Một là, Mỹ chú trọng hơn vào các thách thức từ “chiến tranh thông tin” và “chiến tranh dư luận” của Trung Quốc.

Báo cáo về Sức mạnh Quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ trong những năm gần đây, cụ thể là 2018, 2019 và 2020, đã bắt đầu nhắc đến các khái niệm này.

Hai là, Mỹ có xu hướng công khai các FONOP.

Trước thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ thường “âm thầm” tiến hành FONOP tại nhiều vùng biển trên thế giới.

Đến khi thời chính quyền của Tổng thống Obama, khi bắt đầu triển khai FONOP tại Biển Đông, Mỹ cũng tỏ ra kín tiếng khi Nhà Trắng từng chỉ thị Bộ Quốc phòng không công khai FONOP năm 2015, hoặc chỉ đăng thông báo ngắn gọn nhằm ngầm truyền thông điệp: FONOP chỉ là hoạt động thông thường của Mỹ và không nhắm vào một quốc gia cụ thể.

Trái lại, chính quyền của Tổng thống Joe Biden cho đến thời điểm này đều đưa ra tuyên bố rõ ràng với mỗi FONOP, trong đó nhấn mạnh những yêu sách của Trung Quốc mà Mỹ muốn thách thức.

Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở Hiến chương LHQ và UNCLOS 1982

Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở Hiến chương LHQ và UNCLOS 1982

Thứ hai, thời điểm tiến hành FONOP lần này trùng vào ngày kỷ niệm 5 năm Phán quyết Biển Đông năm 2016 của Tòa Trọng tài PCA.

Một ngày trước khi triển khai FONOP, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã ra tuyên bố kỷ niệm 5 năm Phán quyết, khẳng định kết luận của Phán quyết là ràng buộc, yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là không có cơ sở pháp lý và Biển Đông là nơi gặp thách thức về trật tự an ninh biển lớn nhất thế giới.

Không chỉ là công cụ trên thực địa, FONOP lần này có thể coi như hành động đi kèm với tuyên bố của Ngoại trưởng để thể hiện ủng hộ và cam kết thực thi Phán quyết của Mỹ, bất chấp việc Trung Quốc luôn bác bỏ giá trị của văn bản.

Đây cũng là tinh thần của Tuyên bố Biển Đông hồi tháng 7/2020 của chính quyền Donald Trump tiền nhiệm mà chính quyền của Tổng thống Biden hiện vẫn đang theo đuổi.

Ngoài ra, đây cũng là FONOP thứ tư của chính quyền Tổng thống Biden tại Biển Đông.

Nếu so sánh, số lượng FONOP trong năm 2021 đến thời điểm này đã bằng tổng số lượng FONOP của chính quyền Donald Trump tiền nhiệm trong năm đầu tiên (4 cuộc) và xấp xỉ số lượng FONOP của chính quyền Donald Trump trong khoảng thời gian tương tự năm cuối cùng (5 cuộc).

Việc Mỹ duy trì tần suất FONOP đều đặn cho thấy cam kết của Washington với Biển Đông và luật quốc tế tại khu vực là không biến chuyển, dù bộ máy chính trị Mỹ có trải qua nhiều thay đổi.

UNCLOS 1982 và ASEAN: Vai trò cốt lõi trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

UNCLOS 1982 và ASEAN: Vai trò cốt lõi trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

Thứ ba, đây là FONOP đầu tiên của Mỹ dùng tàu USS Benfold.

USS Benfold là tàu khu trục đã từng 9 lần đoạt giải Battle E - giải thưởng về hiệu quả trong chiến trận của quân đội Mỹ, cùng nhiều giải thưởng danh giá khác.

Điều này có thể cho thấy, về khả năng tác chiến, tàu USS Benfold được đánh giá cao hơn tàu USS Russell từng chỉ 1 lần đoạt giải Battle E.

Tàu USS Russell vốn thi hành FONOP Biển Đông ngày 5/2 vừa qua và rời Hạm đội 7 vào tháng 5 vừa rồi.

Bên cạnh đó, 4 FONOP đến nay của chính quyền Tổng thống Biden được tiến hành bởi 4 tàu khác nhau.

Mặc dù việc Mỹ thay đổi tàu thực hiện FONOP Biển Đông không có gì mới vì các tàu Mỹ thường luân phiên giữa các Hạm đội, sự thay đổi này cũng khẳng định rằng, Hạm đội 7 vẫn duy trì được tính linh hoạt trên thực địa.

Đây là điều cần ghi nhớ trong bối cảnh có nhiều ý kiến cho rằng, Hạm đội 7 sẽ giảm tính linh hoạt trên đáng kể khi Mỹ rút tàu sân bay duy nhất (USS Ronald Reagan) để đến Afghanistan hỗ trợ việc rút quân.

Như vậy, với FONOP Biển Đông lần này, Mỹ có thể truyền tải thông điệp: vừa khẳng định cam kết với luật quốc tế và Phán quyết 2016 nhân dịp kỉ niệm 5 năm Phán quyết, vừa cho thấy thái độ chủ động trong công tác thông tin - tuyên truyền và vừa biểu hiện sức mạnh của Mỹ trên thực địa.

Do đó, có thể coi FONOP hiện nay là công cụ đa chức năng để Mỹ triển khai chính sách trong vấn đề Biển Đông thay vì công cụ pháp lý hay quân sự đơn thuần.

Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở Hiến chương LHQ và UNCLOS 1982

Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở Hiến chương LHQ và UNCLOS 1982

Ngày 12/7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 5 năm Toà ...

Biển Đông: Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc thăm dò ở Hoàng Sa

Biển Đông: Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc thăm dò ở Hoàng Sa

Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Bộ trưởng Wautabouna Ouattara hoan nghênh chuyến thăm Bờ Biển Ngà của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ mô hình phát triển ...
Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/4/2024.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Tổng thống Venezuela bày tỏ ấn tượng về những thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam trong những năm qua, trở thành hình mẫu cho nhiều nước.
Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (20/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động