Mỹ có thể đưa vũ khí hạt nhân trở lại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (Nguồn: Shutter stock) |
Hãng thông tấn Sputnik dẫn báo cáo nói rõ: “Việc đưa vũ khí hạt nhân trở lại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có thể được Lầu Năm Góc coi là một cách nhanh chóng và dễ dàng để tăng cường khả năng sức mạnh hạt nhân của Washington ở Á”.
Tin liên quan |
Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm |
Theo đó, quá trình hạt nhân hóa có thể bắt đầu tại Andersen, một trong những căn cứ lớn nhất của Không quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang vũ khí hạt nhân đã được triển khai ở đó và các cơ sở lưu trữ cũng đã được xây dựng, trước đây dùng để chứa vũ khí hạt nhân. Mỹ hiện đang xây dựng ít nhất 39 cơ sở lưu trữ đạn dược mới.
Tác giả báo cáo lưu ý: “Vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng có thể được tái triển khai trên lãnh thổ Hàn Quốc, Mỹ đã rút chúng khỏi đây vào năm 1991".
Tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gần đây, Seoul và Washington đã công bố ký kết một văn bản về nguyên tắc răn đe hạt nhân, trong đó quy định khả năng triển khai lực lượng hạt nhân của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên.
Theo Roscongress, vũ khí hủy diệt hàng loạt của Mỹ cũng có thể xuất hiện ở Australia. Mặc dù Australia là một bên tham gia Hiệp ước Rarotonga, theo đó nước này từ bỏ việc sản xuất, mua bán và triển khai bất kỳ thiết bị nổ hạt nhân nào trên lãnh thổ của mình, song Canberra có quyền tiếp nhận máy bay và tàu nước ngoài có khả năng mang vũ khí hạt nhân.
Báo cáo nhấn mạnh: “Chính vì mục đích này mà cơ sở hạ tầng của Australia đang được chuẩn bị ráo riết: tại căn cứ Không quân Hoàng gia Tindal đang diễn ra công việc xây dựng sân đỗ để triển khai thường trực 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ. Khu vực đỗ máy bay sẽ sẵn sàng vào cuối năm 2026”.
Ngoài ra, theo quỹ trên, Mỹ đang hiện đại hóa phần lớn trong số 6 căn cứ lưu trữ bom hạt nhân của nước này tại 5 quốc gia châu Âu là thành viên NATO. Các quả bom này được bảo quản trong các cơ sở ngầm được gọi là Hệ thống Lưu trữ và an ninh vũ khí (WS3).
Hoạt động hiện đại hóa bao gồm cải thiện độ an toàn của các cơ sở lưu trữ ngầm trong khuôn khổ Chương trình Gia hạn tuổi thọ (SLEP) cho WS3, lắp đặt thiết bị cần thiết cho các máy bay ném bom F-35A có khả năng mang vũ khí hạt nhân và hiện đại hóa phần mềm WS3 thông qua Chương trình Hiện đại hóa kho (VMP).
Tổng cộng 180 cơ sở lưu trữ bên ngoài nước Mỹ và 2 cơ sở trong nước dự kiến sẽ được triển khai VMP, với mỗi cơ sở có khả năng lưu trữ 4 quả bom hạt nhân B61.
Những nước được đề cập đều chưa đưa ra bình luận về báo cáo của Roscongress.
Mặc dù đang có kế hoạch thay đổi cấu hình lực lượng hạt nhân của Mỹ, song mới đây, Đại diện Nhà Trắng khẳng định, Washington không có kế hoạch cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
| Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải Vũ khí vốn xuất hiện từ sớm trong lịch sử loài người. Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc ... |
| Nga duyệt học thuyết hạt nhân: Sẽ làm tất cả để tránh xa chiến tranh hạt nhân, Mỹ giữ nguyên thế trận, một nước NATO 'thấu hiểu' Moscow Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi, Moscow đã lên tiếng về những lo ngại nguy cơ ... |
| Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi' Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi, trong đó hạ ngưỡng tấn công hạt nhân cũng như mở rộng phạm ... |
| Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh ở Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng ... |
| Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc Trong học thuyết hạt nhân mới của Nga, ngưỡng sử dụng các loại vũ khí này đã được hạ xuống, có tính đến những rủi ... |