Mỹ trừng phạt Nga: Tác dụng phụ nguy hiểm hơn đòn chính, Washington liệu có thể mạnh tay?

Minh Anh
Sự đe dọa của Mỹ về khả năng “bóp nghẹt” nền kinh tế Nga vẫn là một chiến thuật đem lại những hiệu quả mơ hồ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ trừng phạt Nga: Tác dụng phụ nguy hiểm hơn đòn chính. (Nguồn: Reuters)
Mỹ trừng phạt Nga: Tác dụng phụ nguy hiểm hơn đòn chính. Trong ảnh: Một giàn khoan ở mỏ dầu Yarakta của Nga. (Nguồn: Reuters)

Tại sao nhiều thất bại hơn thành công?

Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ dành cho Nga, chẳng hạn như nhằm vào việc cắt giảm xuất khẩu dầu của Moscow, có tác dụng phụ đôi khi “nguy hiểm” chẳng kém mục tiêu chính - gây tổn hại cho các đồng minh châu Âu. Đó thật sự là một gói công cụ hạn chế.

Khi các binh sĩ Nga tiến vào Ukraine và sáp nhập bán đảo Crimea (năm 2014), chính quyền Tổng thống Obama đã ra hàng loạt đòn trừng phạt kinh tế, từ đóng băng tài sản, cấm làm ăn với công ty Mỹ và cấm nhập cảnh Mỹ..., sau cùng là áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hàng trăm quan chức và doanh nghiệp Nga, đồng thời hạn chế đầu tư và thương mại trong các lĩnh vực quan trọng của quốc gia này, như tài chính, dầu mỏ và quân sự.

Giờ đây, với việc quân đội Nga được cho là đang tập trung đông đảo ở biên giới với Ukraine, Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng tiết lộ rằng, Tổng thống Biden đã nhìn thẳng vào mắt Tổng thống Nga Putin trong cuộc gặp trực tuyến mới đây và nói với ông ấy rằng, “những điều chúng tôi đã không làm trong năm 2014, chúng tôi đã chuẩn bị phải làm bây giờ”.

Tuy nhiên, liệu các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt hơn từ Mỹ có đủ thuyết phục Nga đứng ngoài vấn đề với Ukraine hay không?

Trong lịch sử, các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga có một “thành tích hỗn hợp”, với nhiều thất bại hơn là thành công. Và đôi khi, những hành động có thể gây thiệt hại lớn nhất cho nền kinh tế Nga - như cố gắng chặn đứng đường xuất khẩu dầu – thì tức là cũng gây khó khăn thậm chí có phần lớn hơn cho các đồng minh của Mỹ ở châu Âu.

Theo Jeffrey Schott, một thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, người đã dành nhiều thập niên nghiên cứu về vấn đề này: “Chúng tôi đã chứng kiến điều này lặp đi lặp lại, các biện pháp trừng phạt gặp khó khăn trong việc thực sự cưỡng chế thành công các chính sách lớn và buộc nó phải thay đổi”.

“Cơ hội đạt được thành công phải đi kèm các điều kiện, một là quốc gia có đòn bẩy kinh tế đáng kể so với quốc gia kia và hai là, mục tiêu của chính sách bị hạn chế”, ông Schott phân tích - nhưng cả hai điều kiện đó đều không thực sự đầy đủ và khó để áp dụng được trong trường hợp này.

Chính Tổng thống Putin đã nói rõ rằng, ông coi các động thái của Nga ở Ukraine là vấn đề an ninh quốc gia. Và bên ngoài ngành công nghiệp dầu mỏ, thì thương mại quốc tế và đầu tư của Nga đều đã bị hạn chế, đặc biệt là ở Mỹ.

Với sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, các quan chức chính quyền Mỹ đã liệt kê một loạt phương án bao gồm, trừng phạt tài chính những người ủng hộ thân cận nhất của ông Putin, chặn việc chuyển đổi đồng Ruble thành USD và gây sức ép buộc Đức ngăn dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) ngay khi nó chuẩn bị hoạt động.

Về cơ bản, các công đoạn cuối cùng của Dự án Nord Stream 2 đã hoàn thành, nhưng nó đang phải chờ cơ quan quản lý năng lượng của Đức phê duyệt, trước khi có thể bắt đầu hoạt động.

Giờ đây, bất kỳ yêu cầu nào từ Washington đều được cho sẽ dẫn đến những thay đổi ở Berlin. Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz và nội các mới của ông vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố dứt khoát nào về Dự án dẫn khí đốt nhạy cảm và không kém phần quan trọng này.

Tuy nhiên, dự trữ khí đốt ở châu Âu hiện đang ở mức thấp bất thường và có những lo lắng về tình trạng thiếu hụt, giá tăng cao khi mùa Đông đã đến rất gần.

Nga hiện là nhà cung cấp hơn một phần ba lượng khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream hiện có và bị cáo buộc thường cố tình hạn chế nguồn cung, như một cách gây sức ép buộc Đức phải phê duyệt Dự án Nord Stream 2.

Washington có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng hơn đối với các công ty và ngân hàng cụ thể ở Nga, nhằm can thiệp mạnh tay hơn vào dòng vốn đầu tư, cũng như quá trình sản xuất năng lượng. Nhưng giá phải trả cho lệnh trừng phạt khắt khe đối với một nhà cung cấp khí đốt tự nhiên khổng lồ như Gazprom, là Nga có thể trả đũa bằng cách cắt giảm việc giao hàng cho châu Âu.

Chuyên gia Jeffrey Schott nhận định, “động thái đó sẽ làm tổn thương Nga rất nhiều, nhưng cũng làm tổn thương châu Âu không kém".

Về việc gia tăng áp lực đối với Nga, theo gợi ý của Giám đốc chương trình Nga-Âu-Á tại tổ chức tư vấn Chatham House - James Nixey, việc siết chặt tài chính của các nhà tài phiệt đứng sau trợ giúp ông Putin duy trì quyền lực có thể là một cách gây ra nhiều áp lực có mục tiêu hơn.

Giới quan sát cho rằng, Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) mới đây đều nói đến việc sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Nhưng thực ra, tất cả đều đang "chơi trò chơi phỏng đoán" để theo đuổi các mục tiêu chính sách của mình.

Nga đang triển khai quân đội ở biên giới và đồng thời kiên quyết đảm bảo rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO, trong khi phương Tây cảnh báo sẽ có những hậu quả kinh tế đau đớn nếu một cuộc xâm lược xảy ra.

Mỹ vẫn còn “đòn” đặc biệt?

Tuy nhiên, vẫn còn một đòn tấn công quan trọng mà phương Tây "giấu trong tay áo"? Đây là biện pháp cực đoan nhất - loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế được gọi là SWIFT - để chuyển tiền đi khắp thế giới, như đã từng làm đối với Iran. Năm 2019, Thủ tướng Nga lúc bấy giờ là Dmitri A. Medvedev đã gọi mối đe dọa như vậy như “một lời tuyên chiến”.

Bà Maria Shagina, chuyên gia về lệnh trừng phạt của Trung tâm Carnegie Moscow đã ra một báo cáo kết luận rằng, một động thái như vậy sẽ tàn phá Nga, ít nhất là trong ngắn hạn: “Việc chặn Nga khỏi SWIFT sẽ chấm dứt tất cả các giao dịch quốc tế, kích hoạt sự biến động tiền tệ và khiến các dòng vốn lớn chảy ra khỏi nước Nga”.

Xem xét lại trường hợp của Iran, Mỹ từng gây sức ép buộc SWIFT ngắt kết nối với các ngân hàng Iran. Hậu quả là Tehran mất gần phân nửa doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ và 1/3 kim ngạch ngoại thương.

Theo bà Shagina, ảnh hưởng xảy ra cho kinh tế Nga cũng sẽ "tương đương", bởi hơn 1/3 doanh thu liên bang của nước này phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, khí tự nhiên.

Hệ thống SWIFT có trụ sở tại Bỉ, xử lý các khoản thanh toán quốc tế giữa hàng nghìn ngân hàng tại hơn 200 quốc gia.

Để đối phó đòn tấn công này, từ năm 2014, Nga đã từng bước bảo vệ hệ thống tài chính nội địa, nhằm giảm bớt mối đe dọa bằng cách phát triển hệ thống riêng để xử lý các giao dịch thẻ tín dụng nội địa. Nhưng đó lại là một biện pháp khác, cũng sẽ ảnh hưởng đến các nước châu Âu nhiều hơn Mỹ, vì họ đang làm ăn nhiều hơn với Nga.

Một số nhà phân tích kinh tế và chính trị đã nói, hạn chế quyền truy cập vào SWIFT sẽ là biện pháp cuối cùng được dùng đến. Arie W. Kruglanski, Giáo sư tâm lý học tại Đại học Maryland, cho rằng, khi đánh giá tác động của các lệnh trừng phạt, các nhà kinh tế thường bỏ qua khía cạnh tâm lý cốt yếu.

"Các biện pháp trừng phạt có thể phát huy tác dụng khi các nhà lãnh đạo quan tâm đến vấn đề kinh tế hơn bất kỳ điều gì khác”, nhưng ông Kruglanski không nghĩ rằng, nhà lãnh đạo Nga rơi vào trường hợp đó. Bởi theo ông, những người theo chủ nghĩa chuyên chế mạnh mẽ như ông Putin thường có con đường riêng, trong đó, các mối đe dọa nhiều khả năng làm gia tăng sự phản đối, hơn là khuyến khích sự thỏa hiệp.

Nhìn nhận về các đòn trừng phạt Nga liên quan đến Ukraine, chuyên gia Nixey của Chatham House cũng cho rằng, tác động không đáng kể.

“Rất nhiều điều mà người Nga đã học được để sống chung với các lệnh trừng phạt, một phần là do việc triển khai thường chậm chạp hoặc kém hiệu quả và quan trọng là các tác động lên nền kinh tế Nga có thể kiểm soát được”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, thành công có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo như ông Nixey, các biện pháp trừng phạt hồi năm 2014 rất có thể đã ngăn Điện Kremlin can thiệp quân sự thêm vào Ukraine. Nó chắc chắn không thể buộc Nga đảo ngược việc sáp nhập Crimea, nhưng có thể đã thuyết phục ông Putin không sử dụng các động thái quyết đoán hơn - ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.

Giá vàng hôm nay 18/12, Giá vàng vượt ngưỡng 1.800 USD, cơ hội tạo bất ngờ hay 'cơn gió độc'?

Giá vàng hôm nay 18/12, Giá vàng vượt ngưỡng 1.800 USD, cơ hội tạo bất ngờ hay 'cơn gió độc'?

Tâm lý tăng giá mới xuất hiện trên thị trường khi giá vàng được đẩy trở lại trên 1.800 USD ngay cả sau khi Fed ...

Giá cà phê hôm nay 18/12, Giá trung bình tháng cao nhất 10 năm, triển vọng tiêu thụ hết lạc quan

Giá cà phê hôm nay 18/12, Giá trung bình tháng cao nhất 10 năm, triển vọng tiêu thụ hết lạc quan

Giá cà phê thế giới trong tháng 11 tiếp tục tăng 7,5% so với tháng trước và tăng 77,9% so với cùng kỳ năm 2020, ...

(theo AP, NYTimes)

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Quốc hội triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV vào chiều mai 2/5

Quốc hội triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV vào chiều mai 2/5

Thông cáo báo chí dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội Khóa XV...
XSMB 2/5, kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 2/5/2024. SXMB 2/5. dự đoán XSMB 2/5/2024

XSMB 2/5, kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 2/5/2024. SXMB 2/5. dự đoán XSMB 2/5/2024

XSMB 2/5 - SXMB 2/5/2024. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 2/5/2024. KQSXMB thứ 5. dự đoán xổ số miền bắc thứ 5. xổ số hôm ...
Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến...
XSMT 2/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024. SXMT 2/5/2024

XSMT 2/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024. SXMT 2/5/2024

XSMT 2/5 - KQXSMT thứ 5. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 2 tháng 5 năm 2024. SXMT 2/5. KQSXMT. xổ số hôm nay 2/5.
XSMN 2/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm 2/5/2024. xổ số hôm nay 2/5

XSMN 2/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm 2/5/2024. xổ số hôm nay 2/5

XSMN 2/5 - KQXSMN thứ 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 2/5/2024. SXMN 2/5/2024. KQSXMN. Kết quả xổ số ngày 2 tháng 5
Giải UEFA: Truyền thông quốc tế dự đoán kết quả trận Dortmund-PSG

Giải UEFA: Truyền thông quốc tế dự đoán kết quả trận Dortmund-PSG

Trước thềm trận bán kết lượt đi giải UEFA, PSG và Dortmund đều khẳng định sẽ thi đấu với tinh thần cao nhất để giành chiến thắng.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Giảm thêm gần 1%

Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Giảm thêm gần 1%

Giá xăng dầu hôm nay 1/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/4, giá dầu giảm thêm gần 1% do sản lượng dầu thô của Mỹ tăng, cùng kỳ vọng về lệnh ngừng bắn.
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

SBM NEWS đánh giá cao tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, nơi có thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Trên hành trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh và trí tuệ, từng bước vượt qua thách thức, đạt những thành tựu to lớn...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Phiên bản di động