TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc xác nhận triển khai vũ khí ở Hoàng Sa | |
Trung Quốc triển khai hệ thống phòng không trên đảo Phú Lâm |
Hình ảnh chiếc máy bay quân sự Bắc Kinh triển khai tại Đảo Đá Chữ Thập đã trở về đại lục. (Nguồn: CCTV) |
Người Phát ngôn Lầu Năm Góc Mỹ Jeff Davis ngày 19/4 cho biết: "Chúng tôi đã biết việc một máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh vào Chủ nhật (18/4) tại Đảo Đá Chữ Thập. Bắc Kinh gọi đây là hành động nhân đạo để sơ tán ba công nhân bị bệnh trên đảo". Tuy nhiên, phía Mỹ "chưa hiểu rõ vì sao Bắc Kinh sử dụng máy bay quân sự - trái ngược với việc thường sử dụng máy bay dân sự" cho nhiệm vụ này.
Việc sử dụng máy bay quân sự sơ tán công nhân của Bắc Kinh khiến Washington hoài nghi. (Nguồn SouthChina Morning Post) |
Từ lâu, Washington và các quốc gia Đông Nam Á luôn quan ngại về việc Trung Quốc tiến hành tôn tạo, bồi đắp các đảo đá ở Biển Đông. Hành động này không chỉ vi phạm chủ quyền của các quốc gia hữu quan mà còn làm ảnh hưởng đến tuyến đường vận chuyển và giao thương trên Biển Đông - một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới.
Các lo ngại gia tăng khi Bắc Kinh cho cải tạo mạnh mẽ Đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa với một đường băng đủ dài để máy bay quân sự loại lớn hoạt động.
Trong tuyên bố trước báo giới ngày 19/4, Lầu Năm Góc kêu gọi Trung Quốc "khẳng định sẽ không có kế hoạch triển khai các máy bay quân sự tại quần đảo Trường Sa - phù hợp với lời đảm bảo trước đó của Bắc Kinh".
Đảo Đá Chữ Thập được cải tạo với các đường băng dài và bến, bãi neo đậu tàu. (Nguồn: CNN) |
Gần đây, việc Washington tiến hành các hoạt động "tự do hàng hải" gần các đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khiến Bắc Kinh ngày càng "khó chịu". Hồi tuần trước, trong chuyến đặt chân hiếm hoi lên tàu sân bay Mỹ USS John C.Stennis đang hoạt động trong khu vực Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố: "Các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang dấy lên sự lo lắng và gia tăng căng thẳng trong khu vực".
Bộ trưởng Carter khẳng định: "Để đáp trả, các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cả đồng minh lâu năm và đối tác mới, đều tìm đến nước Mỹ để duy trì những quy định và nguyên tắc vốn cho phép khu vực có thể phát triển mạnh mẽ. Và chúng tôi đang đáp lại những tiếng gọi đó".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trực tiếp ra Biển Đông Trong tuyên bố ngày 15/4 tại Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết, ông sẽ thăm tàu sân bay hạt nhân đang ... |
Philippines yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết của tòa quốc tế Trong tuyên bố ngày 29/2, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết của tòa án quốc tế về ... |
Đối phó với những thách thức của Trung Quốc ở Biển Đông Làm thế nào để phác thảo cách thức phản ứng của Hoa Kỳ đối với những hành động gần đây của Trung Quốc trên biển ... |