Mỹ vũ khí hóa đồng USD, 'cuộc chơi' của Nga với đồng NDT và cơ hội nào cho Trung Quốc?

Hải An
Trong bối cảnh xung đột ở Ukraine, phương Tây trừng phạt Nga, Mỹ vũ khí hóa USD, Trung Quốc có động lực để thúc đẩy Nhân dân tệ (NDT) trở thành đồng tiền được giao dịch rộng rãi hơn trong thương mại và cho vay toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
USD ‘độc tôn’ đang bị vũ khí hóa, cuộc chơi của Nga với đồng NDT và cơ hội nào cho Trung Quốc? (Nguồn: Reuters)
Nga và các nước khác bắt đầu sử dụng đồng NDT trong các giao dịch thậm chí không liên quan đến Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Trung Quốc đang đặt đồng NDT lên hàng đầu và vị trí trung tâm trong “cuộc chiến” chống lại ảnh hưởng “độc tôn” của Mỹ đối với tiền tệ toàn cầu. Trong năm qua, Bắc Kinh đã đạt được các thỏa thuận nhằm mở rộng việc sử dụng đồng NDT, trải dài từ Nga, Saudi Arabia đến Brazil và thậm chí cả Pháp.

Trong khi Mỹ vẫn là “bá chủ” tài chính của thế giới, những động thái trên đang giúp Trung Quốc tạo ra một vị trí lớn hơn cho mình trong hệ thống tài chính quốc tế. Việc này đến vào thời điểm các căng thẳng địa chính trị gia tăng và thương mại toàn cầu đang trở thành một “chiến trường” ngày càng sôi động.

Sự đối kháng đã bùng lên giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về các vấn đề từ thương mại đến TikTok hay bí quyết công nghệ. Các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga đã cho thấy Mỹ sẵn sàng vũ khí hóa đồng USD.

Trong bối cảnh này, Bắc Kinh đã làm được nhiều việc hơn để thúc đẩy đồng NDT như một đồng tiền quốc tế chủ chốt. Đây là phản ứng đối với vị thế đang thay đổi của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu khi nước này chấm dứt chính sách Zero Covid-19 với tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với trước đây và đang nỗ lực thúc đẩy thương mại tự do hơn trên toàn cầu. Đó cũng chính là động lực để Bắc Kinh tăng cường xây dựng đất nước, đặc biệt là đưa đồng NDT trở thành một cực thay thế trong tài chính, thương mại và cho vay quốc tế.

Ông Adrian Zuercher, Trưởng bộ phận phân bổ tài sản toàn cầu và đồng Trưởng bộ phận quản lý đầu tư toàn cầu cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại văn phòng UBS Global Wealth Management ở Hong Kong (Trung Quốc), cho biết: “Bắc Kinh đang nỗ lực để chứng minh rằng có một thế giới bên ngoài Mỹ và thế giới phương Tây”.

Theo ông Zuercher, Trung Quốc đang gửi một tín hiệu rất mạnh mẽ tới Mỹ rằng, về cơ bản, Bắc Kinh không cần Mỹ hay đồng tiền của Mỹ.

Việc sử dụng đồng NDT trong các hợp đồng cho mọi mặt hàng, từ dầu mỏ đến niken, đang tăng tốc, với tỷ trọng tài chính thương mại toàn cầu của đồng tiền này tăng gấp ba lần kể từ cuối năm 2019. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ trong các giao dịch toàn cầu trong bối cảnh NDT vẫn bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ.

Các biện pháp trừng phạt Moscow sau chiến dịch quân sự tại Ukraine (từ tháng 2/2022) đã làm gia tăng tốc độ sử dụng NDT. Việc sử dụng đồng nội tệ Trung Quốc trong thanh toán xuất khẩu của Nga đã tăng 32 lần chỉ trong năm ngoái.

Thúc đẩy sử dụng rộng rãi NDT

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện các bước để thúc đẩy danh tiếng của Bắc Kinh ở nước ngoài, ngay cả khi ông tập trung vào việc thực hiện cải cách và thúc đẩy tăng trưởng trong nước. Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông sau khi đất nước dỡ bỏ chính sách Zero Covid là tới các nhà cung cấp năng lượng chính, gồm Saudi Arabia và Nga.

Trong khi đó, chuyến công du Bắc Kinh của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đi kèm với một loạt thỏa thuận thương mại mới. Và Trung Quốc là trung gian hòa hoãn Iran-Saudi.

Tuy nhiên, với Mỹ, căng thẳng tăng lên gấp bội - từ vấn đề khinh khí cầu Trung Quốc bị cho là gián điệp, đến công nghệ bán dẫn.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (28/4-4/5): Vàng Nga ‘hạ cánh’ châu Á; ra lệnh cấm, EC vẫn Kinh tế thế giới nổi bật (28/4-4/5): Vàng Nga ‘hạ cánh’ châu Á; ra lệnh cấm, EC vẫn 'nương tay' với ngũ cốc Ukraine; EU chưa thoát phụ thuộc khí đốt

Các biện pháp trừng phạt Nga sau xung đột ở Ukraine đã mang lại cho Trung Quốc một cơ hội quan trọng để chứng minh sự cần thiết sử dụng đồng NDT. Nó cũng làm dấy lên mối lo ngại của một số quốc gia về việc bị lệ thuộc vào đồng USD và Euro, hai loại tiền tệ lớn nhất toàn cầu.

Bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế toàn cầu SWIFT, Nga đã sử dụng đồng NDT cho thương mại và giao dịch ngoại hối. Trong khi đó, Trung Quốc đã phát triển nền tảng thanh toán quốc tế của riêng mình, gọi là CIPS, hoàn toàn tách biệt với SWIFT. Các tổ chức ở Nga, hay thậm chí là Brazil, đều đã bắt đầu sử dụng nền tảng này của Trung Quốc.

Ông Victor Gao, Giáo sư tại Đại học Soochow, Phó Chủ tịch Trung tâm Think tank về Trung Quốc và toàn cầu hóa cho biết: “Trung Quốc sẵn sàng duy trì tăng trưởng trong khi mở ra những con đường mới giúp các quốc gia khác tự tin hơn trong việc sử dụng đồng NDT. Washington muốn làm rung chuyển con thuyền, thì Bắc Kinh sẽ cần phải thực hiện những sửa đổi cần thiết để đối phó những thách thức''.

Cuộc thử nghiệm của Nga

“Hạt giống” của việc Nga hướng tới đồng NDT đã được gieo vào năm 2014, khi nước này sáp nhập Crimea khiến Mỹ và các đồng minh đe dọa khả năng tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu của Moscow. Nhưng chính xung đột tại Ukraine đã khiến Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ toàn cầu hóa đồng NDT.

Tiết kiệm NDT chiếm 11% tổng số tiền gửi của Nga tính đến tháng 1/2023, so với con số 0 trước xung đột. NDT đã thay thế USD cũng như Euro để trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất từ St. Petersburg đến Vladivostok tại Nga.

Nga và các nước khác cũng đã bắt đầu sử dụng đồng NDT trong các giao dịch thậm chí không liên quan đến Trung Quốc. Ví dụ, tháng trước, Bangladesh đồng ý với Moscow trong giải quyết khoản thanh toán trị giá 300 triệu USD liên quan đến việc xây dựng một nhà máy hạt nhân gần Dhaka bằng đồng NDT.

Khi thu nhập từ dầu mỏ giúp tài chính công của Nga ổn định, quốc gia này thậm chí có thể đang tìm cách mua đồng NDT trong nỗ lực xây dựng lại dự trữ ngoại hối.

Tuy nhiên, vẫn có những giới hạn cho việc Moscow thử nghiệm sử dụng NDT. Nhà đầu tư lâu năm Mark Mobius nói, Điện Kremlin có rất ít sự lựa chọn và các dịch vụ tài chính của Trung Quốc đang phải vật lộn để cạnh tranh. Theo ông, nếu không có thị trường vốn sâu rộng hoặc tài khoản vốn mở, sẽ rất khó để chuyển tiền vào và ra khỏi đất nước.

Rào cản đối với NDT

Việc thiếu các thị trường tự do và sâu rộng là một trở ngại đối với Bắc Kinh. Ông Jim O'Neill, từng là nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs Group Inc., người đã đặt ra thuật ngữ BRIC hơn hai thập niên trước để nói về bốn thị trường mới nổi, cho biết, sẽ không thể có một đồng NDT toàn cầu “trừ khi Trung Quốc cho phép tự do hơn đối với tiền tệ và đầu tư ra bên ngoài cũng như trong nước".

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 7/4: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... Đồng bạc xanh tăng trước ngày Lễ Phục Sinh
Ngay cả khi sự thống trị của đồng bạc xanh được cho là tương đối vững chắc trong nhiều năm tới, một số nhà quan sát suy đoán rằng, việc sử dụng USD đang trên đà suy giảm. (Nguồn: Reuters)

Có những hạn chế về việc sử dụng NDT trong các lĩnh vực như cho vay xuyên biên giới và đầu tư. Những hạn chế về sự đa dạng của các sản phẩm đầu tư dựa trên NDT cũng là những trở ngại lớn trong quá trình đưa đồng tiền này trở thành phương tiện được chấp nhận rộng rãi và có thể thay thế USD.

Ông Chen Xingdong, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu tại BNP Paribas SA Trung Quốc, cho biết: “Vẫn còn một chặng đường dài để Trung Quốc xây dựng ảnh hưởng toàn cầu của mình”.

Trong khi đó, chuyên gia Zuercher của UBS nhận định: “Có quá nhiều tiền xếp hàng từ Trung Quốc để ra nước ngoài và có thể có giới hạn về số tiền bên ngoài xếp hàng để quay trở lại. Kiểm soát dòng vốn vẫn cực kỳ quan trọng".

Theo dữ liệu từ SWIFT, NDT chỉ là loại tiền tệ phổ biến thứ năm cho các khoản thanh toán xuyên biên giới. Nếu không bao gồm các khoản thanh toán giữa các quốc gia dùng chung đồng Euro, NDT chỉ chiếm 1,7% thanh toán xuyên biên giới vào cuối tháng 3/2023, so với khoảng 50% đối với USD và 22% với đồng Euro.

Thống kê trên không bao gồm các giao dịch được thực hiện thông qua giải pháp thay thế CIPS của Trung Quốc, trong bối cảnh toàn bộ hệ thống này vẫn bị lấn át bởi nền tảng SWIFT.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ Bloomberg Intelligence và dựa trên dữ liệu của Cục Quản lý ngoại hối Trung Quốc, đối với những người dân ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này, gần đây, việc sử dụng đồng NDT trong các giao dịch quốc tế đã vượt qua USD.

Tỷ lệ thanh toán và biên lai thanh toán xuyên biên giới bằng đồng nội tệ đạt mức cao kỷ lục 48% vào cuối tháng 3, so với mức gần như bằng 0 vào năm 2010, trong khi tỷ lệ này ở USD giảm xuống 47%.

Ngay cả khi sự thống trị của đồng bạc xanh được cho là tương đối vững chắc trong nhiều năm tới, một số nhà quan sát suy đoán rằng, việc sử dụng USD đang trên đà suy giảm.

Nhà quản lý tiền tệ cấp cao Esther Law tại Amundi SA, cho biết, những hậu quả từ xung đột Nga-Ukraine đã khiến các quốc gia khác lo lắng về nguy cơ bị Mỹ trừng phạt.

Trong khi đó, ông Stephen Jen, đồng sáng lập của Eurizon SLJ Capital, cho biết: “Căng thẳng địa chính trị chỉ khiến việc thúc đẩy sử dụng NDT trở nên quan trọng hơn nhiều đối với Trung Quốc".

Rõ ràng, không dễ cho Trung Quốc khi nỗ lực đưa đồng NDT thay thế USD trong các giao dịch toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại hiện nay, nước này có nhiều động lực và cơ hội để xây dựng tầm ảnh hưởng lớn hơn của NDT trong thanh toán quốc tế.

Kinh tế thế giới nổi bật (28/4-4/5): Vàng Nga ‘hạ cánh’ châu Á; ra lệnh cấm, EC vẫn 'nương tay' với ngũ cốc Ukraine; EU chưa thoát phụ thuộc khí đốt

Kinh tế thế giới nổi bật (28/4-4/5): Vàng Nga ‘hạ cánh’ châu Á; ra lệnh cấm, EC vẫn 'nương tay' với ngũ cốc Ukraine; EU chưa thoát phụ thuộc khí đốt

‘Né’ trừng phạt, vàng Nga chuyển hướng sang châu Á, ngũ cốc Ukraine bị cấm xuất khẩu sang 5 quốc gia EU, Mỹ tăng lãi ...

Giá tiêu hôm nay 4/5/2023, nguồn cung thiếu hụt, xuất hiện yếu tố tăng mua từ Trung Quốc, thị trường diễn biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 4/5/2023, nguồn cung thiếu hụt, xuất hiện yếu tố tăng mua từ Trung Quốc, thị trường diễn biến tích cực

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 67.000-69.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 5/5/2023, áp lực bán ra không lớn, triển vọng cây hồ tiêu tại Việt Nam không khả quan, người trồng bỏ bê

Giá tiêu hôm nay 5/5/2023, áp lực bán ra không lớn, triển vọng cây hồ tiêu tại Việt Nam không khả quan, người trồng bỏ bê

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 67.500 – 70.000 đồng/kg.

Bất động sản mới nhất: Thị trường ‘tê liệt’, nhiều doanh nghiệp cạn tiền, gỡ vướng 7 dự án ở Đồng Nai

Bất động sản mới nhất: Thị trường ‘tê liệt’, nhiều doanh nghiệp cạn tiền, gỡ vướng 7 dự án ở Đồng Nai

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tín dụng, phải giải thể, thị trường trầm lắng kéo dài, kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng…là ...

Bất động sản mới nhất: Thị trường biệt thự nằm im chờ thời, ‘choáng’ với đấu giá đất ven Hà Nội, quy định cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai

Bất động sản mới nhất: Thị trường biệt thự nằm im chờ thời, ‘choáng’ với đấu giá đất ven Hà Nội, quy định cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai

Thị trường biệt thư, nhà liền thổ trầm lắng, giá vẫn neo cao; đấu giá lô đất ven Hà Nội với giá khởi điểm chục ...

(theo Bloomberg)

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 2/5/2024 ghi nhận thị trường thế giới lao dốc không phanh, trong nước cầm chừng.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Quốc hội triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV vào chiều mai 2/5

Quốc hội triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV vào chiều mai 2/5

Thông cáo báo chí dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội Khóa XV...
XSMB 2/5, kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 2/5/2024. SXMB 2/5. dự đoán XSMB 2/5/2024

XSMB 2/5, kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 2/5/2024. SXMB 2/5. dự đoán XSMB 2/5/2024

XSMB 2/5 - SXMB 2/5/2024. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 2/5/2024. KQSXMB thứ 5. dự đoán xổ số miền bắc thứ 5. xổ số hôm ...
Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến...
XSMT 2/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024. SXMT 2/5/2024

XSMT 2/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024. SXMT 2/5/2024

XSMT 2/5 - KQXSMT thứ 5. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 2 tháng 5 năm 2024. SXMT 2/5. KQSXMT. xổ số hôm nay 2/5.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Giảm thêm gần 1%

Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Giảm thêm gần 1%

Giá xăng dầu hôm nay 1/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/4, giá dầu giảm thêm gần 1% do sản lượng dầu thô của Mỹ tăng, cùng kỳ vọng về lệnh ngừng bắn.
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

SBM NEWS đánh giá cao tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, nơi có thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Phiên bản di động