Nhỏ Bình thường Lớn

TP. Hồ Chí Minh đủ điều kiện là Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

TGVN. Xét về cả cơ hội và thách thức, có thể nói, TP. Hồ Chí Minh sở hữu đầy đủ tiềm năng để trở thành một trung tâm tài chính.
TIN LIÊN QUAN
tp ho chi minh du dieu kien la trung tam tai chinh khu vuc va quoc te Hội nghị phổ biến Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự tại TP. Hồ Chí Minh
tp ho chi minh du dieu kien la trung tam tai chinh khu vuc va quoc te Phát triển TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
tp ho chi minh du dieu kien la trung tam tai chinh khu vuc va quoc te
Ông Vaibhav Saxena, Tổng Thư ký Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM).

TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế tài chính quan trọng của Việt Nam. Một thành phố năng động với hơn 10 triệu dân - chỉ chiếm 9,36% dân số cả nước và 0,6% tổng diện tích Việt Nam, nhưng đóng góp 14% vào giá trị xuất khẩu của nền kinh tế và khoảng 27% vào Ngân sách Nhà nước. TP. Hồ Chí Minh cũng chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư nước ngoài và được xem là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất về công nghệ và sản xuất trong khu vực.

Đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh trong những năm qua là ngành dịch vụ và tài chính - là một trong chín ngành dịch vụ chủ yếu của Thành phố. Năm 1998, Sở Giao dịch chứng khoán được thành lập tại Thành phố, trở thành một trong những tiền đề quan trọng nhất để thị trường tài chính tăng trưởng ổn định, đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế của Thành phố.

Hiện tại, ngành tài chính có mức tăng trưởng trung bình khoảng 8,8%/năm, chiếm tỷ trọng 10% trong chín lĩnh vực dịch vụ chủ yếu và khoảng 5,7% trong Tổng sản phẩm quốc nội của thành phố (GRDP). Đây có thể được coi là một sự tăng trưởng tương đối nhanh. Nhờ vậy, ngành tài chính đã giúp Thành phố huy động khoảng 460.000 tỷ đồng/năm để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, từ kinh nghiệm thực tế, ngành tài chính đã tạo ra khá nhiều cơ chế và chính sách, đóng góp vào quá trình hội nhập quốc tế và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Xem xét những lợi thế của thị trường tài chính TP. Hồ Chí Minh, tình hình chính trị ổn định luôn là một yếu tố đáng chú ý. Về mặt địa lý, thành phố là điểm kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành trung tâm phát triển công nghiệp, hàng hóa và dịch vụ ở Đông Nam Việt Nam, đầu mối kết nối với các nền kinh tế khác trong khu vực...

Nói về lợi thế của TP. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng phân tích: TP. Hồ Chí Minh là nơi kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Do đó, Thành phố có đầy đủ yếu tố cần thiết để trở thành một trung tâm tài chính lớn với các dịch vụ tài chính và ngân hàng được phát triển một cách phù hợp. Trong tương lai, TP. Hồ Chí Minh cũng kỳ vọng sẽ kết nối tốt với các trung tâm tài chính trong khu vực, như Singapore, Hong Kong (Trung Quốc).

Hơn nữa, xét về tăng trưởng kinh tế, TP. Hồ Chí Minh đang dẫn đầu cả nước về GRDP, đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước. Tiềm năng phát triển kinh tế của Thành phố còn rất lớn, trong cả hai ngành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đó là cơ sở vững chắc, điều kiện tốt cho sự phát triển của ngành tài chính thành phố.

Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức mà TP. Hồ Chí Minh cần phải vượt qua để trở thành trung tâm tài chính trong khu vực và quốc tế. Sự kết nối giữa thị trường tài chính trong nước với thị trường tài chính thế giới không thực sự mạnh mẽ và các hoạt động xuyên biên giới vẫn đòi hỏi các thủ tục tương đối phức tạp. Ngoài ra, dù sở hữu một hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet khá phát triển, nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường tài chính.

tp ho chi minh du dieu kien la trung tam tai chinh khu vuc va quoc te
Ngành dịch vụ và tài chính đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: tapchikientruc)

Trong đó, một vấn đề khá quan trọng là vai trò chưa thực sự rõ ràng của TP. Hồ Chí Minh trong việc hỗ trợ và kích thích sự phát triển của thị trường tài chính, do giới hạn quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền thành phố trong việc quản lý các hoạt động tài chính trong khu vực (đặc biệt là đối với các tổ chức tài chính trực thuộc Trung ương, do mô hình quản lý theo chiều dọc).

Một thách thức khác là việc phân bổ nguồn lực cho thành phố không tương xứng với tiềm năng phát triển. TP. Hồ Chí Minh là địa phương có đóng góp nhiều nhất cho ngân sách, tuy nhiên, tỷ lệ được phân bổ lại từ ngân sách trung ương (từ năm 2017) chỉ là 18%.

Những thách thức này cũng đã từng được ông Nguyễn Thanh Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ ra. Theo ông Nguyễn Thanh Phong, mặc dù có nhiều lợi thế và tiềm năng lớn để trở thành một trung tâm tài chính khu vực và toàn cầu, nhưng Thành phố vẫn chưa đưa ra một kế hoạch rõ ràng.

Xét về cả cơ hội và thách thức, có thể nói, TP. Hồ Chí Minh sở hữu đầy đủ tiềm năng để trở thành một trung tâm tài chính. Tuy nhiên, các ý tưởng xây dựng TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính vẫn còn dang dở, thậm chí vai trò này có phần giảm sút trước quy mô của thị trường tài chính trong cả nước. Chẳng hạn, tổng số vốn huy động thông qua các tổ chức tài chính và tín dụng ở TP. Hồ Chí Minh so với cả nước đã giảm từ khoảng 40% vào đầu những năm 2000 xuống chỉ còn khoảng 24% vào năm 2018, đứng sau Hà Nội với 34%.

Theo phân tích của ông Trần Đắc Sinh, nguyên Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thường được hình thành tại các thành phố lớn có sự phát triển kinh tế và xã hội cao, nơi đây cũng là “điểm hẹn” của các tổ chức tài chính. Không phải mọi thành phố công nghiệp hay thương mại đều có thể phát triển thành một trung tâm tài chính. Bởi nó phải đáp ứng rất nhiều điều kiện liên quan đến năng lực cạnh tranh và đổi mới.

Ngoài ra, môi trường kinh doanh, khả năng kết nối, nguồn nhân lực, hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng và sự phát triển ổn định cũng là những yếu tố chính trong việc hình thành một Trung tâm Tài chính quốc tế (IFC).

Các thành phố có môi trường thuận lợi, chính trị ổn định và cơ sở hạ tầng tốt - đặc biệt là cơ sở hạ tầng tài chính và hệ thống công nghệ tiên tiến - sẽ có lợi thế trong việc thu hút các tổ chức tài chính lớn.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, các IFC phải chú trọng vào thành phần liên quan quan trọng trên thị trường, chẳng hạn như các cơ quan tài chính, quỹ đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, Việt Nam phải đồng thời phát triển tất cả các lĩnh vực liên quan trong một hệ thống và tạo ra những ưu đãi đủ hấp dẫn để họ phát triển.

Để nhìn nhận rõ tiềm năng của Thành phố, điều kiện tiên quyết là các thách thức phải được xử lý ngay lập tức. Điều đó có nghĩa là, các thể chế, cơ chế, chính sách vốn là những trở ngại chính đối với TP. Hồ Chí Minh cần được ưu tiên khắc phục. Làm được điều đó, tức là đã mở được con đường cho sự phát triển hơn nữa của Thành phố trong tương lai. Là một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, TP. Hồ Chí Minh, nơi đóng góp 45% GDP cho đất nước, sẽ có thêm điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội ở địa phương, quốc gia và cả khu vực.

Sáu tháng đầu năm 2019, trong khi tăng trưởng GDP của cả nước đạt 6,76%, thì tăng trưởng của TP. Hồ Chí Minh là 7,61%. Năm 2018, TP. Hồ Chí Minh góp 24,16% GDP, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và gần 28% tổng thu ngân sách quốc gia.

Những con số này cho thấy, TP. Hồ Chí Minh thực sự có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Cùng với vai trò “đầu tàu”, TP. Hồ Chí Minh ngoài việc tăng tốc, phát triển trên địa bàn; còn là động lực để “kéo” các địa phương quanh vùng và “kéo” nền kinh tế cả nước đi lên.

Không chỉ dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, TP. Hồ Chí Minh còn là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc triển khai phát triển trung tâm giao dịch chứng khoán, hệ thống ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư phát triển đô thị; xây dựng các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế... Những mô hình phát triển này không chỉ là bệ phóng cho những bước đột phá tiếp theo của TP. Hồ Chí Minh, mà còn là động lực phát triển cho các địa phương lân cận.

Hiện nay, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng góp hơn 45% GDP, 42% thu ngân sách, dịch vụ có giá trị gia tăng chiếm 46%, xuất khẩu chiếm 40%; đầu tư nước ngoài về tổng dự án chiếm 56%, giá trị đầu tư 45%; kiều hối chiếm 65%; giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán ở TP. Hồ Chí Minh chiếm 93,5% của cả nước; 50% doanh nghiệp cả nước nằm ở TP. Hồ Chí Minh và nếu tính của cả vùng là 65%. Do đó, nhu cầu vốn của TP. Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam rất lớn.

tp ho chi minh du dieu kien la trung tam tai chinh khu vuc va quoc te Tăng cường hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Giang Tô của Trung Quốc

TGVN. Đoàn đại biểu Nhân đại tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) thăm và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp ...

tp ho chi minh du dieu kien la trung tam tai chinh khu vuc va quoc te Xây Trung tâm Thương mại - Du lịch Thủ đô Viêng Chăn tại TP. Hồ Chí Minh

TGVN. Ngày 30/9/2019, tại TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan đã tiếp thân mật ông Phukhong Banavong, Thành ...

tp ho chi minh du dieu kien la trung tam tai chinh khu vuc va quoc te Quan hệ giữa TP. Hồ Chí Minh và các địa phương Campuchia ngày càng phát triển

TGVN. Ngày 23/8, tại TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong đã tiếp thân mật Tổng Lãnh sự Vương quốc ...

Tin cũ hơn

Giá cà phê hôm nay 3/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm dần, thu hoạch tăng tốc, chuyên gia dự báo thế nào về thị trường? Giá cà phê hôm nay 3/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm dần, thu hoạch tăng tốc, chuyên gia dự báo thế nào về thị trường?
Giá heo hơi hôm nay 3/11: Hồi phục ở miền Bắc; Philippines có giá cao nhất thế giới Giá heo hơi hôm nay 3/11: Hồi phục ở miền Bắc; Philippines có giá cao nhất thế giới
Giá xăng dầu hôm nay 3/11: Tuần lao dốc Giá xăng dầu hôm nay 3/11: Tuần lao dốc
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer
Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt
Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ
Giá tiêu hôm nay 2/11/2024: Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra Giá tiêu hôm nay 2/11/2024: Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra
Blockchain và AI giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh Blockchain và AI giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh
Đông Triều, Quảng Ninh trở thành thành phố: Bước tiến vượt bậc, mở kỷ nguyên phát triển mới Đông Triều, Quảng Ninh trở thành thành phố: Bước tiến vượt bậc, mở kỷ nguyên phát triển mới