Hệ quả từ 2016 để lại
Nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu suy giảm rõ rệt trong năm 2016. Ngành công nghiệp và các lĩnh vực chuyên sâu về tài chính hiện đang lún sâu trong tình trạng suy thoái, những lĩnh vực quan trọng khác cũng có dấu hiệu tụt dốc đáng lo ngại. Cụ thể, ngành công nghiệp ô tô đã suy giảm trong suốt năm 2016, thể hiện qua mức tồn kho kỷ lục và tình trạng kinh doanh trì trệ. Lĩnh vực kinh doanh địa ốc ảm đạm, tình hình cho vay thế chấp và doanh thu bán lẻ đang tiếp tục giảm. Các lĩnh vực kinh doanh liên quan đến vận tải và dịch vụ tiếp vận cũng bị ảnh hưởng. Thực tế là những động lực phát triển của nền kinh tế Mỹ đều đang tăng trưởng chậm hoặc suy thoái.
Nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu suy giảm rõ rệt trong năm 2016. (Nguồn: CNN) |
Ngay cả trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra các kiến nghị chính sách thúc đẩy kinh tế trong chiến dịch tranh cử của mình, nhiều nhà kinh tế đã dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục ảm đạm trong năm tới. Các điểm chính trong kế hoạch của Trump bao gồm cắt giảm thuế cá nhân và doanh nghiệp; tăng cường đầu tư quy mô lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng; thay đổi chính sách trong các thoả thuận thương mại quốc tế và đánh thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua việc cắt giảm thuế một lần (có thể là 10%). Tác động của các chính sách này tới các thị trường và nền kinh tế Mỹ dường như không mấy khả quan.
Tác động chính sách của ông Trump
Trước tiên, tỉ lệ lãi suất trong dài hạn sẽ tiếp tục tăng trong khi mức lãi suất như hiện nay vốn đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Thứ hai, việc tăng giá đồng USD ảnh hưởng lớn tới mức xuất nhập khẩu của Mỹ. Hiện tại tính theo USD, Mỹ là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới khoảng 2 nghìn tỉ USD/năm nhưng điều này hoàn toàn có thể thay đổi trong năm tới. Về mặt chính trị và kinh tế, rõ ràng việc áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu sẽ khiến các nước khác phản ứng, chắc chắn sẽ khiến giá thành tăng và gây thiệt hại cho các hộ gia đình. Mặc dù các mặt hàng nhập khẩu có thể thay thế bằng các sản phẩm nội địa, tuy nhiên đây là một quá trình lâu dài.
Thứ ba, về việc cắt giảm thuế doanh nghiệp, khó có thể hiểu được vì sao một cường quốc đang suy yếu lại tăng cường đầu tư chỉ vì muốn các công ty được giảm thuế. Sẽ dễ hiểu hơn nếu cho rằng các bong bóng trái phiếu của các doanh nghiệp trong những năm gần đây là nhằm tác động tới các công ty sát nhập và mua lại, điều này giúp cải thiện dòng chảy tiền mặt và trả nợ. Về vấn đề cắt giảm thuế gia đình, sẽ cần một thời gian dài để tiền tệ được tích luỹ đủ để thay đổi mức tiêu dùng của tầng lớp trung lưu.
Cuối cùng, các hạn chế về vấn đề nhập cư và thị thực lao động sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, nhất là vào thời điểm tăng trưởng bình quân đầu người đang chậm dần. Điều này chủ yếu sẽ ảnh hưởng xấu tới doanh thu bán lẻ, việc bắt đầu xây dựng các công trình mới và giá nhà đất.
Nhiều người còn so sánh nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump có bối cảnh kinh tế giống với Tổng thống Ronald Reagan trước đây. (Nguồn: AP) |
Sự kiện tỷ phú Trump đắc cử Tổng thống Mỹ đã khiến cộng đồng các doanh nghiệp và cơ quan tài chính Mỹ hứng khởi, hy vọng. Thậm chí nhiều người còn so sánh nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump có bối cảnh kinh tế giống với Tổng thống Ronald Reagan trước đây. Tuy nhiên, sự so sánh này có phần khập khiễng. Ông Reagan nhậm chức Tổng thống Mỹ năm 1981, vào thời điểm Mỹ đang chìm trong cuộc suy thoái trầm trọng với tỉ lệ lạm phát cao, tỉ lệ lãi suất trên thực tế và danh nghĩa đều ở mức cao kỷ lục.
Nợ chính phủ Mỹ vào đầu những năm 80 ở mức không đáng chú ý nhưng hiện nay đã vượt quá 100% GDP. Giá trị đồng USD Mỹ vẫn mạnh những bắt đầu giảm. Tính đến cuối năm 2016, đồng USD vẫn mạnh và ông Trump dường như muốn đẩy mạnh giá trị đồng USD hơn nữa, việc này sẽ tác động xấu đến xuất khẩu. Quá trình giảm phát đang gần kết thúc, lãi suất đang tăng dần, gánh nặng nợ chính phủ ngày càng lớn.
Trong thời đại của Tổng thống Reagan, mối đe doạ từ Nga đã khiến Mỹ có thể thống trị G7 và đưa ra các chính sách tài chính. Khi Mỹ muốn ngăn chặn đồng USD tăng giá, Mỹ sử dụng các biện pháp kinh tế và ngoại giao. Tuy nhiên, trong giai đoạn hậu Brexit và khi khối các nước sử dụng đồng Euro chịu áp lực lớn như hiện nay, điều này không còn đúng nữa. Nếu ông Trump vẫn giữ các chính sách đề ra trong chiến dịch tranh cử thì sẽ không có lợi cho nền kinh tế Mỹ. Và thậm chí các chính sách xã hội và đối nội của ông Trump cũng không thể cứu vãn được việc này.