Năm 2020: Sự khởi đầu của Kỷ nguyên châu Á?

Các chuyên gia kinh tế nhận định, thế giới sắp bước vào Kỷ nguyên châu Á không chỉ nhờ lực đẩy từ 2 nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ mà còn từ sự tăng trưởng khá đồng đều từ nhiều quốc gia có quy mô kinh tế nhỏ và vừa tại châu lục này.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nam 2020 su khoi dau cua ky nguyen chau a ADB cảnh báo triển vọng ảm đạm của kinh tế châu Á trong 2 năm tới
nam 2020 su khoi dau cua ky nguyen chau a Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không làm "tổn thương" châu Á

Sự trỗi dậy của châu Á

Các nhà kinh tế, khoa học chính trị và các chuyên gia thị trường mới nổi từng bàn luận rất nhiều về sự trỗi dậy của Kỷ nguyên châu Á, đánh dấu cột mốc quan trọng khi châu lục này chuyển mình trở thành trung tâm mới của kinh tế thế giới.

Kỷ nguyên châu Á đang gần hơn bao giờ hết. Châu Á hiện chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Trong số 30 thành phố lớn nhất thế giới, có tới 21 thành phố ở châu Á, theo thống kê của Liên hợp quốc. Dự kiến, đến năm 2020, 50% tầng lớp trung lưu của thế giới sẽ sinh sống tại châu Á. Kể từ năm 2007, người châu Á đã mua nhiều ô tô và xe tải hơn bất cứ người dân tại châu lục nào và đến khoảng năm 2030, người dân châu Á sẽ mua nhiều xe bằng phần còn lại của thế giới cộng lại, theo LMC Automotive.

nam 2020 su khoi dau cua ky nguyen chau a
Vào năm 2020, các nền kinh tế châu Á sẽ lớn hơn cả phần còn lại của thế giới cộng lại. (Nguồn: Financial Times)

Các nhà lãnh đạo trong khu vực này đang bắt đầu nói nhiều hơn, bàn luận cởi mở hơn về sự “thay da đổi thịt” của châu Á, về Kỷ nguyên châu Á. “Châu Á đang trở thành trung tâm của hoạt động kinh tế toàn cầu. Châu lục này đã trở thành động cơ tăng trưởng chính của thế giới. Thực vậy, chúng ta đang sống trong thời đại mà nhiều người vẫn gọi là Thế kỷ của châu Á”, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi phát biểu tại Hội nghị thường niên mới đây của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).

Vậy bao giờ thì kỷ nguyên này thực sự bắt đầu?

Tờ Financial Times dẫn số liệu của cơ quan thương mại và phát triển Liên hợp quốc cho thấy, vào năm 2020, các nền kinh tế châu Á sẽ lớn hơn cả phần còn lại của thế giới cộng lại - lần đầu tiên kể từ thế kỷ 19. Kỷ nguyên châu Á sẽ thực sự bắt đầu vào năm tới.

Để đưa ra những tính toán này, Financial Times đã nghiên cứu số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dựa trên GDP sau khi điều chỉnh sự khác biệt về giá tại nhiều quốc gia khác nhau. Phương pháp này thường dùng để đánh giá các nền kinh tế dựa trên sức mua tương đương (PPP).

Thậm chí nếu xét trên cơ sở của thị trường hối đoái, châu Á vẫn chiếm khoảng 38% sản lượng toàn cầu, tăng 26% so với thập niên đầu của thế kỷ 21.

Trung Quốc, Ấn Độ dẫn dắt

Điều gì đã tạo nên “vầng hào quang” của kinh tế châu Á? Sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ có thể là lời giải thích hợp lý cho điều này. Trung Quốc thậm chí còn là nền kinh tế lớn hơn so với Mỹ, nếu xét theo sức mua tương đương. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang chiếm tới 19% sản lượng thế giới vào năm 2019, hơn gấp đôi con số 7% được ghi nhận vào năm 2000. Ấn Độ đang là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới với GDP gấp đôi quy mô của Đức hoặc Nhật (dù cả 2 nền kinh tế này đều lớn hơn nền kinh tế Ấn Độ theo sức mua tương đương vào năm 2000).

Các chuyên gia kinh tế nhận định, thế giới sắp bước vào Kỷ nguyên châu Á không chỉ nhờ lực đẩy từ 2 nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ mà còn từ sự tăng trưởng khá đồng đều từ nhiều quốc gia có quy mô kinh tế nhỏ và vừa tại châu lục này. Indonesia đang trên đường trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới theo sức mua tương đương vào năm 2020 và sẽ vượt qua Nga vào năm 2030 để trở thành nền kinh tế thứ 6 thế giới.

Việt Nam, một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, đã bỏ xa 17 quốc gia trong bảng xếp hạng các nền kinh tế theo sức mua tương đương kể từ năm 2000. Philippines hiện là nền kinh tế lớn hơn cả Hà Lan trong khi Bangladesh đã vượt qua 13 nền kinh tế khác trong vòng 20 năm qua.

nam 2020 su khoi dau cua ky nguyen chau a
Trong số 30 thành phố lớn nhất thế giới, có tới 21 thành phố ở châu Á, theo thống kê của Liên hợp quốc. (Nguồn: Global Times)

Sự trỗi dậy gần đây của châu Á, bắt đầu từ sự vươn lên thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản thời hậu chiến, trên thực tế là sự trở về với bánh xe lịch sử. Châu Á vẫn là châu lục chiếm lĩnh nền kinh tế toàn cầu cho đến thế kỷ 19. “Khoảng cuối thế kỷ 17, châu Âu vẫn luôn nhìn sang châu Á với sự ngưỡng mộ và ghen tị khi châu Á chiếm đến hơn 2/3 GDP và 3/4 dân số”, ông Andrea Colli, Giáo sư lịch sử kinh tế tại Đại học Bocconi (Italy) cho biết.

Tuy nhiên, suốt 3 thế kỷ sau đó, vị thế của châu Á đã sụt giảm khi các nền kinh tế phương Tây vươn mình nhờ vào cuộc Cách mạng Khoa học, Thời kỳ Khai sáng và Cách mạng Công nghiệp.

“Điều mà lịch sử thế giới từng chứng kiến là sự đổi ngôi ngoạn mục. Giai đoạn 1500-1700, châu Âu thay đổi mạnh mẽ, phần còn lại của thế giới thì không”, Joel Mokyr, Giáo sư tại Đại học Northwestern (Anh) nhận định.

Đến thập niên 1950, châu Á chiếm chưa tới 20% sản sản lượng thế giới, dù chiếm hơn 50% dân số thế giới. “Đến thế kỷ 19, châu Á đã đi từ chỗ là trung tâm sản xuất của thế giới trở thành các nền kinh tế phát triển thấp chuyên xuất khẩu các hàng nông sản giá trị thấp”, ông Bob Allen, Giáo sư lịch sử kinh tế tại NYU, Abu Dhabi cho hay.

Theo Báo cáo triển vọng khu vực mới nhất của IMF, sự “lột xác” của châu Á đến từ quá trình hội nhập với nền kinh toàn cầu thông qua giao thương và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉ lệ tiết kiệm cao, đầu tư mạnh vào nguồn lực vật chất và con người cùng các chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn.

Trong 50 năm qua, hàng triệu người châu Á đã thoát khỏi cảnh đói nghèo và nhiều nền kinh tế châu Á đã tiến lên vị thế các nền kinh tế thu nhập trung bình và nền kinh tế tiên tiến, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (World Bank).

nam 2020 su khoi dau cua ky nguyen chau a

IMF: Chủ nghĩa bảo hộ đang đe dọa kinh tế châu Á

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 9/5 cảnh báo triển vọng kinh tế của khu vực châu Á là "không chắc chắn" và có ...

nam 2020 su khoi dau cua ky nguyen chau a

ADB: Kinh tế châu Á tăng trưởng vững chắc trong năm nay

Trong bối cảnh tăng trưởng của một số nền kinh tế trên thế giới sụt giảm, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo ...

nam 2020 su khoi dau cua ky nguyen chau a

Kỷ nguyên châu Á, kỷ nguyên ASEAN

“Chúng ta hãy sát cánh cùng với nhau để chắc chắn rằng kỷ nguyên châu Á cũng sẽ là kỷ nguyên ASEAN”, phát biểu của ...

An Thu (theo Financial Times)

Đọc thêm

NSND Thu Hà 'trẻ mãi không già'

NSND Thu Hà 'trẻ mãi không già'

Không chỉ gây ấn tượng bởi lối diễn đỉnh cao trong phim Trạm cứu hộ trái tim, NSND Thu Hà còn ghi điểm bởi nhan sắc điểm 10.
Tay vợt cầu lông số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh chắc suất dự Olympic Paris 2024

Tay vợt cầu lông số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh chắc suất dự Olympic Paris 2024

Dù thất bại ở vòng 1/8 giải Tây Ban Nha Masters 2024, tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh vẫn cầm chắc vé dự Olympic Paris 2024.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong ...
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Giao hữu quốc tế futsal: Đội tuyển Việt Nam hòa đối thủ đến từ châu Đại Dương

Giao hữu quốc tế futsal: Đội tuyển Việt Nam hòa đối thủ đến từ châu Đại Dương

Giải futsal giao hữu quốc tế năm 2024 khởi tranh tại TP. Hồ Chí Minh, 4 đội tuyển tham gia tranh tài gồm Việt Nam, New Zealand, Morocco và Iran.
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Chiều 27/3, UBND tỉnh Hải Dương trao Giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'. Báo Thế giới & Việt Nam có tác phẩm giải khuyến khích.
Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển giúp các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Việc phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số 'điểm nghẽn', hạn chế, đòi hỏi cần phải có chính sách và hành động để phát triển bền vững.
Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt...
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nhằm đề ra biện pháp tối ưu hoá hoạt động dịch vụ ngân hàng và kinh doanh cho hai nước.
Phiên bản di động