Năm 2020: Việt Nam là cầu nối để quan hệ ASEAN – Mỹ khởi sắc

TGVN. Trong bài bình luận gần đây trên EastAsia Forum, cựu Trợ lý Tổng thư ký ASEAN Kavi Chongkittavorn, chuyên gia Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc tế (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan) nhận định về thực trạng và triển vọng quan hệ ASEAN – Mỹ cũng như vai trò của Việt Nam.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nam 2020 viet nam la cau noi de quan he asean my khoi sac Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Mỹ
nam 2020 viet nam la cau noi de quan he asean my khoi sac ASEAN tiếp tục khẳng định là khu vực hoàn toàn không có vũ khí hạt nhân
nam 2020 viet nam la cau noi de quan he asean my khoi sac
Tổng thống Donald Trump đang thể hiện sự mập mờ trong quan hệ với ASEAN. (Ảnh: FMT)

Hạ cấp đại diện - một tiền lệ xấu?

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các cuộc họp liên quan đã thành công tốt đẹp, cho thấy sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, kể cả khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không tham dự các hội nghị và có ứng xử ngoại giao không phù hợp cho thấy những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ Mỹ - ASEAN dưới thời Tổng thống Trump. Các thành viên ASEAN có sự thống nhất trong việc thể hiện quan điểm của ASEAN với Mỹ trong khuôn khổ cấp cao ASEAN 35.

Ngày 30/10, Nhà Trắng ban hành một tuyên bố chính thức, cho biết Trợ lý Tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia Robert O'Brien sẽ là đặc phái viên của Tổng thống Trump dự các Hội nghị Cấp cao tại Bangkok. Trước đó, Thái Lan - nước Chủ tịch ASEAN đã phải thực hiện một số bước đi ngoại giao khẩn cấp ngay khi có thông tin rằng cả Phó Tổng thống Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo đều không tham dự các hội nghị.

Bangkok lập tức thông báo cho Nhà Trắng rằng chưa bao giờ có một thành viên cấp thấp và không phải là thành viên nội các được chỉ định tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN. Năm ngoái, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã thay thế ông Trump tham dự các Hội nghị tại Singapore.

Nhiều người đã tỏ ra thất vọng vì Washington tạo ra một tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế mà rất có thể nhiều quốc gia khác trên thế giới sẽ "bắt chước". Một Ngoại trưởng ASEAN đã kêu gọi Thái Lan hủy Hội nghị Cấp cao Mỹ - ASEAN lần thứ 7 nhằm gửi thông điệp mạnh mẽ tới ông Trump. Một vị Ngoại trưởng khác thậm chí còn đề nghị các đại diện của ASEAN tại Hội nghị cấp cao này sẽ là những người ngang cấp với đặc phái viên O’Brien. Các Bộ trưởng khác còn lo ngại rằng nếu ASEAN không cương quyết hơn, ông Trump có thể sẽ cử các quan chức cấp thấp hơn nữa tới các Hội nghị Cấp cao trong tương lai. Cũng có ý kiến biện hộ cho ông Trump, rằng Tổng thống Mỹ quá bận rộn với rắc rối nội bộ nên không thể thu xếp tham dự Hội nghị.

Lời mời không "đắt khách"

Trong khuôn khổ Cấp cao ASEAN 35 vừa qua, ông Robert O'Brien khiến mọi người ngạc nhiên khi đọc bức thư của Tổng thống Trump, mời các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt với Tổng thống Mỹ vào đầu năm 2020. Có lẽ, sau sự có mặt của “đặc phái viên”, các nhà lãnh đạo ASEAN không mong đợi một hành động quyết liệt như vậy từ Washington. Ông Trump muốn gặp các nhà lãnh đạo ASEAN nhưng ông đã thất bại ngay từ bước đầu tiên.

Trái ngược với Tổng thống Trump, cựu Tổng thống Barack Obama chính là người đã đặt nền tảng tốt cho quan hệ Mỹ - ASEAN trong nhiệm kỳ của mình. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Mỹ tại Malaysia năm 2015, ông Obama đã có động thái chưa từng có tiền lệ và rất đáng hoan nghênh, đó là đích thân mời các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự Thượng đỉnh Đặc biệt Mỹ - ASEAN mà sau đó diễn ra tại Sunnylands, California vào tháng 2/2016.

Lần này, trước lời mời của Tổng thống Trump, các nhà lãnh đạo ASEAN vẫn chưa đưa ra câu trả lời và đang cân nhắc kỹ lưỡng. Nhiều nhà lãnh đạo ASEAN cho rằng, cách ứng xử của Mỹ tại Cấp cao ASEAN vừa qua đã khiến Mỹ trở thành “người thua cuộc lớn nhất” khi hầu hết các nhà lãnh đạo Đông Á đều chú trọng tới việc làm sâu sắc và mở rộng quan hệ hợp tác cùng có lợi với ASEAN.

nam 2020 viet nam la cau noi de quan he asean my khoi sac
Liệu rằng sẽ có một Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN vào đầu năm 2020 hay không. (Nguồn: Reuters)

Nếu nhận lời mời, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ phải quyết định liệu chuyến đi tới Mỹ nên được tổ chức trước hay sau Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tại Việt Nam vào tháng 4/2020. Một số nhà lãnh đạo ASEAN mong muốn nhóm họp để thống nhất lập trường về các vấn đề trong quan hệ ASEAN – Mỹ. Hơn nữa, hiện tại tình hình nội bộ nước Mỹ khá rối ren, nhất là quá trình luận tội Tổng thống Trump còn đang phức tạp, khó có thể khẳng định liệu ông Trump có còn lưu tâm tới lời mời hay nhiệt tình với Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan hay không.

Vai trò của Chủ tịch ASEAN 2020

Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam được kỳ vọng sẽ là cầu nối quan trọng cho quan hệ Mỹ - ASEAN. Năm 2020, hai nước sẽ kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã tới Việt Nam hai lần, dự Hội nghị Cấp cao APEC tháng 11/2017 và Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 vào tháng 2/2019.

Trong khuôn khổ Cấp cao ASEAN 35, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã khẳng định, với tư cách là Chủ tịch ASEAN tiếp theo, Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ ASEAN - Mỹ phát triển vì hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực.

Sẽ vẫn còn nhiều việc phải làm để thúc đẩy quan hệ Mỹ - ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng cần phải nhất trí về các chủ đề thảo luận với Mỹ. Ông Trump đã thất bại trong việc thảo luận trực tiếp về chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với các nhà lãnh đạo ASEAN và sáng kiến “Mạng lưới các điểm xanh” (Blue Dot Network) mà ông O’Brien đề xuất cũng còn khá mơ hồ.

Hiện tại, Mỹ vẫn chưa bổ nhiệm Đại sứ tại ASEAN - vị trí bị bỏ trống gần 3 năm qua. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, Đại sứ Mỹ tại ASEAN Nina Hachigian là nhân tố quan trọng làm nên thành công của Thượng đỉnh Đặc biệt Mỹ - ASEAN đầu tiên, góp phần đưa quan hệ ASEAN - Mỹ lên tầm cao mới. Ông Obama đã tin vào tiềm năng của ASEAN với vị thế như một “người chơi” toàn cầu với dân số khoảng 655 triệu người.

nam 2020 viet nam la cau noi de quan he asean my khoi sac

ASEAN trong chiến lược châu Á mới của Mỹ

Nếu không có một chiến lược rõ ràng cùng những hành động và kế hoạch cụ thể đối với châu Á, đặc biệt là ASEAN, ...

nam 2020 viet nam la cau noi de quan he asean my khoi sac

Mỹ tái khẳng định các cam kết đối với ASEAN

Ngày 4/5, Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Mỹ đã diễn ra tại thủ ...

nam 2020 viet nam la cau noi de quan he asean my khoi sac

Nước Mỹ hậu bầu cử Tổng thống

Dù chưa công bố chính thức song kết quả bầu cử đã rõ ràng: ông Donald J. Trump đã trở thành Tổng thống thứ 45 ...

(theo Eastasia Forum)

Đọc thêm

Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Để có body hoàn hảo, 'ngọc nữ màn ảnh Việt' Ninh Dương Lan Ngọc chăm chỉ trong việc giữ gìn hình thể bằng việc tập gym, thể thao.
Ngoại hạng Anh vòng 29: Hình ảnh trận đấu Arsenal thắng 5-0 Chelsea

Ngoại hạng Anh vòng 29: Hình ảnh trận đấu Arsenal thắng 5-0 Chelsea

Kai Havertz, Ben White cùng lập cú đúp trong chiến thắng giòn giã của Arsenal trong trận derby London với Chelsea tại vòng 29 Ngoại hạng Anh.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Xác định 4 cặp đấu vòng tứ kết U23 châu Á 2024

Xác định 4 cặp đấu vòng tứ kết U23 châu Á 2024

Vòng bảng U23 châu Á 2024 mới hạ màn, 4 cặp đấu của vòng tứ kết cũng được xác định.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 29 - Everton vs Liverpool; Ligue 1 vòng 29 - Lorient vs ...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động