Thờ cúng ông Công ông Táo là một tín ngưỡng văn hóa dân gian. (Nguồn: Canva.com) |
Theo truyền thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp hàng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch).
Theo GS.TS Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá Du lịch, phong tục thờ cúng Táo quân là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc.
Khi du nhập vào nước ta, phong tục này đã được Việt hóa thành huyền tích "hai ông một bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Trong đó, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình. Vì vậy, ngày 23/12 Âm lịch là dịp để tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm.
Đồng thời là lúc để mọi người trong gia đình đoàn tụ bên mâm cơm cuối năm.
Giáo sư Gia Hiền cho rằng, quan niệm của người Việt, ngày tiễn ông Công ông Táo đi là ngày 23 tháng Chạp. Ngày này, các gia đình sẽ làm mâm cỗ cúng.
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo là các món ăn truyền thống của người Việt như: Xôi, gà, chân giò luộc, các món nấu hoặc canh măng, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng.
Thời gian bày cỗ cúng có thể tùy vào thời điểm khác nhau. Có người cúng buổi sáng, có người cúng buổi chiều ngày 23 tháng Chạp, có người cúng hôm trước.
Tuy nhiên, theo giáo sư Hiền, tốt nhất, các gia đình nên cúng vào đúng vào giờ Ngọ (tức 12h trưa) để kịp giờ các thần lên thiên đình. Trong trường hợp bất khả kháng chỉ có thể cúng vào tối 23 thì gia đình nên thành tâm và có xin phép.
Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép.
Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, khi hết tuần hương, có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối...
Tại miền Trung, các gia đình thường cúng ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Người miền Nam thì gia chủ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Hiện nay, phú quý sinh lễ nghĩa, trong mâm lễ cúng ông Công ông Táo nhiều gia đình sắm sửa mâm cao cỗ đầy, thậm chí sắm máy bay, điện thoại bằng vàng mã… làm “phương tiện” tiễn ông Táo về chầu trời.
Giáo sư Hiền cho rằng, đây là quan điểm không đúng với truyền thống. Lễ cúng ông Công ông Táo nên được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình.
| Mười món nên ăn vào bữa sáng để có eo thon và giảm cân ngày Tết Ăn trứng, bánh mì ngũ cốc nguyên cám cùng hoa quả tươi vào bữa sáng giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ giảm cân hiệu ... |
| Hoa hậu Lương Thùy Linh, Đỗ Thị Hà duyên dáng, đằm thắm với áo dài cách điệu ngày Tết Hai Hoa hậu Lương Thuỳ Linh và Đỗ Thị Hà cùng khoe nhan sắc mong manh, gợi cảm khi diện các thiết kế áo dài ... |
| Chi tiết lịch nghỉ lễ, Tết năm 2023 Năm 2023, công chức, người lao động sẽ có các kỳ nghỉ lễ, Tết kéo dài 3-5 ngày, gồm thời gian nghỉ chính thức cộng ... |
| Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023 của các trường đại học mới nhất Các trường đại học đã thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023. Dưới đây là cập nhật mới nhất. |
| Báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết trước ngày 25/12 Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có văn bản yêu cầu lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh phải ... |