'Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ' là trọng tâm trong nỗ lực phục hồi kinh tế ASEM

Anh Sơn
TGVN. Đối thoại Cấp cao ASEM về 'Thúc đẩy quyền năng kinh tế phụ nữ trong bối cảnh đại dịch Covid-19' đã kết thúc thành công với nhiều chia sẻ về thực tiễn và kinh nghiệm của các nước, hợp tác khu vực và toàn cầu trong thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ' là trọng tâm trong nỗ lực phục hồi kinh tế ASEM
Bà Nguyễn Minh Hằng, Trưởng Quan chức Cao cấp (SOM) ASEM của Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao phát biểu bế mạc Đối thoại.

Diễn ra trong buổi chiều các ngày 12 và 13/10, với 4 Phiên thảo luận chính sôi nổi và hiệu quả của gần 130 đại biểu đến từ 41 nước thành viên Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) và 7 tổ chức quốc tế và khu vực liên quan, Đối thoại Cấp cao ASEM về “Thúc đẩy quyền năng kinh tế phụ nữ trong bối cảnh đại dịch Covid-19" được tổ chức dưới hình thức kết hợp họp trực tiếp và trực tuyến đã kết thúc thành công với nhiều chia sẻ về thực tiễn và kinh nghiệm của các nước, hợp tác khu vực và toàn cầu trong thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ. Đối thoại đã thống nhất về một số khuyến nghị cụ thể, thực chất nhằm tăng cường hợp tác Á - Âu trong lĩnh vực này.

Đánh giá cao về ý nghĩa kịp thời của Đối thoại, các ý kiến thảo luận tại Đối thoại đã có cách tiếp cận đa chiều về vấn đề nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, yếu tố nền tảng và điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững.

Nhiều đại biểu đặc biệt nhấn mạnh phụ nữ và trẻ em gái cần được đặt ở “vị trí trung tâm” trong các giải pháp phục hồi kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang làm nghiêm trọng hơn sự bất bình đẳng, tính dễ bị tổn thương của mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, hơn bao giờ hết, cần ưu tiên mọi nguồn lực để nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, khẳng định vai trò tiên phong của phụ nữ trong phục hồi kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ làm chủ.

Đây chính là nhân tố then chốt bảo đảm triển khai thành công các Mục tiêu phát triển bền vững 2030, thúc đẩy bình đẳng giới và không bỏ ai ở lại phía sau.

Nhiều thực tiễn tốt của các quốc gia về chính sách và các giải pháp thực thi đã được thảo luận, đặc biệt trong các lĩnh vực mà thu nhập và việc làm của phụ nữ chịu tác động nặng nề nhất của dịch bệnh như y tế và chăm sóc sức khỏe, dệt may, da giầy, dịch vụ du lịch… và trong giải quyết các thách thức đang nổi lên như nguy cơ đói nghèo lần đầu tiên tăng trở lại sau 30 năm, khoảng cách giới trong lãnh đạo ở cả khu vực nhà nước và tư nhân, quyền phụ nữ bị xâm hại, không được đào tạo đầy đủ, mất việc làm,…

Thu hẹp khoảng cách giới trong thời đại số cũng là một trong những chủ đề thu hút được sự quan tâm. Các đại biểu đề cao ý nghĩa quan trọng của tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng số của phụ nữ trong bối cảnh phụ nữ và trẻ em gái đang phải đối mặt với rất nhiều rào cản từ hạn chế về năng lực, rào cản văn hóa, rào cản về an ninh…

Theo đó, cần phải có cách tiếp cận tổng thể, giải quyết tận gốc thông qua các biện pháp từ nâng cao nhận thức của phụ nữ về số đến các giải pháp về chính sách và công nghệ trong lĩnh vực tài chính, giáo dục - đào tạo, môi trường, sản xuất…

'Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ' là trọng tâm trong nỗ lực phục hồi kinh tế ASEM
Toàn cảnh Đối thoại Cấp cao ASEM về “Thúc đẩy quyền năng kinh tế phụ nữ trong bối cảnh đại dịch Covid-19". (Ảnh: Tuấn Anh)

Cũng tại Đối thoại, bà Hà Thị Minh Đức, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đại diện đoàn Việt Nam chia sẻ về thực tiễn hợp tác ASEAN về nâng cao quyền năng cho tất cả phụ nữ hướng tới Cộng đồng ASEAN vì con người và lấy con người làm trung tâm.

Phát biểu bế mạc Đối thoại, bà Nguyễn Minh Hằng, Trưởng Quan chức Cao cấp (SOM) ASEM của Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao, một lần nữa khẳng định ý nghĩa quan trọng của Đối thoại, nhấn mạnh các khuyến nghị được thông qua tại Đối thoại sẽ được trình lên Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEM lần thứ 6, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành liên quan và Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 13 (Campuchia, 2021).

Sự thành công của Đối thoại đã góp phần đẩy mạnh các nỗ lực quốc tế về thúc đẩy bình đẳng giới trong năm 2020 - năm có ý nghĩa quan trọng với nhiều dấu mốc về hợp tác bình đẳng giới và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ: 75 năm Hiến chương Liên hợp quốc, hiệp định quốc tế đầu tiên công nhận bình đẳng giới; 25 năm Tuyên bố Bắc Kinh và Nền tảng Hành động, một lộ trình mang ý nghĩa lịch sử vì quyền phụ nữ.

Đối thoại Cấp cao ASEM về “Thúc đẩy quyền năng kinh tế phụ nữ trong bối cảnh đại dịch Covid-19" là hoạt động triển khai Sáng kiến của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 14 tại Madrid, Tây Ban Nha, tháng 12/2019.
ASEM thúc đẩy quyền năng kinh tế phụ nữ trong bối cảnh đại dịch Covid-19

ASEM thúc đẩy quyền năng kinh tế phụ nữ trong bối cảnh đại dịch Covid-19

TGVN. Chiều ngày 12/10, tại thành phố Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã đến dự và phát biểu tại Đối thoại ...

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEM cam kết đẩy mạnh hợp tác Á-Âu ứng phó Covid-19

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEM cam kết đẩy mạnh hợp tác Á-Âu ứng phó Covid-19

TGVN. Ngày 7/9, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) đã thông qua Tuyên bố cấp Bộ trưởng Ngoại giao về hợp tác Á-Âu ứng phó ...

Các quan chức cao cấp ASEM cam kết  đẩy mạnh hợp tác Á – Âu ứng phó Covid-19

Các quan chức cao cấp ASEM cam kết đẩy mạnh hợp tác Á – Âu ứng phó Covid-19

TGVN. Ngày 2-3/7, trong khuôn khổ ASEM, các Quan chức cao cấp (SOM) của 53 thành viên ASEM đã họp trực tuyến, thảo luận về thúc ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Chuyển nhượng cầu thủ: Trung vệ Đỗ Duy Mạnh ở lại CLB Hà Nội thêm 3 năm

Chuyển nhượng cầu thủ: Trung vệ Đỗ Duy Mạnh ở lại CLB Hà Nội thêm 3 năm

Trung vệ Đỗ Duy Mạnh cho biết, anh quyết định gia hạn hợp đồng thêm 3 năm với CLB Hà Nội vì muốn được ở gần vợ con, gia đình.
Bật mí cách khắc phục lỗi Instagram không có filter đơn giản, hiệu quả

Bật mí cách khắc phục lỗi Instagram không có filter đơn giản, hiệu quả

Bạn đang gặp phải tình trạng Instagram không có filter nhưng chưa biết phải làm sao. Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những ...
Châu Phi công bố Hiến chương về lĩnh vực y tế

Châu Phi công bố Hiến chương về lĩnh vực y tế

Namibia phối hợp với WHO công bố Hiến chương đầu tư lực lượng lao động y tế châu Phi tại một diễn đàn tổ chức tại thủ đô Windhoek.
Báo Hàn Quốc lo ngại HLV Park Hang Seo có thể ảnh hưởng đến HLV Kim Sang Sik

Báo Hàn Quốc lo ngại HLV Park Hang Seo có thể ảnh hưởng đến HLV Kim Sang Sik

Tờ Daum (Hàn Quốc) lo ngại rằng cái bóng của HLV Park Hang Seo có thể ảnh hưởng tới HLV Kim Sang Sik trong thời gian dẫn dắt đội tuyển ...
Trạm cứu hộ trái tim tập 26: Sự thật mối quan hệ của An Nhiên và người đàn ông bí ẩn kia?

Trạm cứu hộ trái tim tập 26: Sự thật mối quan hệ của An Nhiên và người đàn ông bí ẩn kia?

Trạm cứu hộ trái tim tập 26, An Nhiên bị người đàn ông bí mật nắm thóp vụ cướp trắng căn nhà của Hà...
Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR chu kỳ IV

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR chu kỳ IV

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR...
Châu Âu 'tuyên chiến' chống nghèo đói ở trẻ em

Châu Âu 'tuyên chiến' chống nghèo đói ở trẻ em

Hoàng hậu Bỉ Mathilde tham dự Hội nghị 'Quyền trẻ em châu Âu: Từ cam kết đến hiện thực' tại Cung điện Egmont ở Brussels, Bỉ từ ngày 2-3/5.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường Bám II.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động