Nâng cao sức khoẻ cho người di cư trong khu vực ASEAN

Huyền Trâm
Ngày 26/6, Hội thảo quốc tế về 'Di cư và sức khỏe cho người di cư trong ASEAN' đã thu hút hơn 160 lãnh đạo, chuyên gia và học giả trong và ngoài ngành y tế đến từ các nước ASEAN tham gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nâng cao sức khỏe và thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư trong khu vực ASEAN
Hội thảo 'Di cư và sức khỏe cho người di cư trong ASEAN' được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Y tế Việt Nam, phối hợp cùng các quốc gia thành viên ASEAN, IOM và WHO. (Nguồn: IOM)

Đây là diễn đàn để các đại biểu thảo luận và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN nhằm nâng cao sức khỏe và thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư. Hội thảo cũng kêu gọi tăng cường tổng hòa các hoạt động hợp tác để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người di cư, đặc biệt là người di cư xuyên biên giới.

Hội thảo được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Y tế Việt Nam, phối hợp cùng các quốc gia thành viên ASEAN và sự hỗ trợ của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Tin liên quan
Truyền thông Trung Quốc tin tưởng chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ củng cố xu thế phát triển tốt đẹp giữa hai nước Truyền thông Trung Quốc tin tưởng chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ củng cố xu thế phát triển tốt đẹp giữa hai nước

Khu vực ASEAN từ lâu đã là điểm xuất phát, điểm trung chuyển hoặc điểm đến của người di cư và gia đình của họ. Người di cư gốc châu Á có số lượng lớn (khoảng 106 triệu người), trong đó tổng số người di cư quốc tế cư trú ở châu Á là 60% (khoảng 80 triệu người).

Đông Nam Á là khu vực có số lượng người di cư quốc tế cao nhất ở châu Á, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. Trong 30 năm qua, tỉ lệ di cư quốc tế trong khu vực này gia tăng đáng kể và người di cư đa dạng về giới tính, độ tuổi, khả năng, khuynh hướng tình dục và sắc tộc, và di cư vì nhiều lý do khác nhau.

Trên thực tế, di cư đã tạo ra những gánh nặng phức tạp về an ninh y tế cho khu vực Đông Nam Á, trong đó có thể kể tới những rủi ro về bệnh truyền nhiễm, tổn thương và tai nạn nghề nghiệp, sức khỏe tâm thần, các bệnh không lây nhiễm (như tim mạch và tiểu đường), các vấn đề sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét vẫn là những thách thức đối với các quốc gia thành viên ASEAN. Một số quốc gia trong khu vực ghi nhận tỉ lệ cao nhất về mắc bệnh lao, HIV và sốt rét. Philippines, Myanmar, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam nằm trong nhóm 30 quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao nhất thế giới.

Hiện nay, ASEAN có sự không đồng nhất về cung cấp dịch vụ y tế. Chi phí y tế dao động từ mức thấp nhất (ở Brunei) đến cao nhất (ở Campuchia). Đạt được Bảo hiểm y tế toàn dân (UHC) là một mục tiêu đầy thách thức ngay cả cho các công dân của các quốc gia thành viên và càng khó khăn hơn đối với người di cư.

Các nghiên cứu gần đây của IOM thực hiện tại khu vực đã xác định những rào cản mà người di cư xuyên biên giới gặp phải khi tiếp cận các dịch vụ y tế, bao gồm: rào cản về ngôn ngữ, phân biệt đối xử, hạn chế về tài chính, thiếu bảo hiểm y tế xuyên biên giới và thiếu cơ chế chuyển tuyến xuyên quốc gia khi người di cư cần được chữa trị. Người di cư thậm chí dễ bị tổn thương hơn trong thời kỳ đại dịch do không được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cần thiết, mà điều đó thể hiện rõ hơn cả khi chúng ta trải qua thời kỳ đại dịch Covid-19 vừa qua.

Nâng cao sức khỏe và thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư trong khu vực ASEAN
Hội thảo thu hút hơn 160 lãnh đạo, chuyên gia và học giả trong và ngoài ngành y tế đến từ các nước thành viên ASEAN. (Nguồn: IOM)

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, nhấn mạnh: “Hội thảo quốc tế về 'Di cư và sức khỏe người di cư ASEAN' là cơ hội tốt cho các quốc gia thành viên ASEAN cùng nhận diện thực trạng và xu hướng di cư trong khu vực và thế giới, cũng như tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Chúng ta cần chia sẻ các bài học kinh nghiệm, sáng kiến và các mô hình chính sách của khu vực nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác nhằm thúc đẩy và nâng cao sức khỏe của người di cư”.

Về phần mình, Trưởng phái đoàn IOM Park Mihyung hoan nghênh sự hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế. Theo bà Park Mihyung, trong một thế giới năng động với nhu cầu di chuyển ngày càng cao của con người, sự hợp tác và quan hệ đối tác trong khu vực là những yếu tố quan trọng để nâng cao sức khỏe và cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư. Những người di cư khỏe mạnh sẽ góp phần tạo dựng nên những cộng đồng khỏe mạnh.

“Tôi tự hào rằng IOM và các quốc gia thành viên ASEAN đang có bước phát triển tích cực trong việc thúc đẩy các chương trình hành động về sức khỏe của người di cư phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM).

Đây là thỏa thuận liên chính phủ đầu tiên tập trung và xuyên suốt về vấn đề sức khỏe, trong đó có một số mục tiêu đề cập đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Thông qua việc thực hiện Thỏa thuận Toàn cầu về di cư, các mục tiêu phát triển bền vững và các Nghị quyết của Đại hội đồng Y tế thế giới, chúng ta có thể triển khai những hoạt động quan trọng để nâng cao sức khỏe của người di cư, thúc đẩy quan hệ đối tác liên ngành và phát triển các chính sách dựa trên cơ sở dữ liệu trong ASEAN”, bà Park Mihyung chia sẻ.

Nâng cao sức khỏe và thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư trong khu vực ASEAN
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại Hội thảo. (Nguồn: IOM)

Căn cứ Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, cụ thể là ở mục tiêu số 3 về bảo đảm cuộc sống lành mạnh và thúc đẩy hạnh phúc ở mọi lứa tuổi, và tại Nghị quyết số 70.15 về “Tăng cường sức khỏe của người di cư và người tị nạn” được Đại hội đồng Y tế thế giới thông qua vào tháng 5/2017, tất cả các nước thành viên phải bảo đảm người di cư được tham gia vào hệ thống chăm sóc y tế quốc gia, không có rào cản nào đối với việc người di cư tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng.

Sức khỏe của người di cư là một trong những ưu tiên về y tế của ASEAN theo Chương trình nghị sự về Phát triển Y tế của ASEAN sau năm 2015, cụ thể là trong Nhóm công tác Y tế số 3 của ASEAN (AHC3) về tăng cường hệ thống y tế và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Chương trình hoạt động của AHC3 có mục đích nâng cao năng lực và khả năng của hệ thống y tế nhằm cải thiện các dịch vụ cho người di cư, trong đó có người lao động di cư, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Nâng cao sức khỏe và thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư trong khu vực ASEAN
Đây là diễn đàn để các đại biểu thảo luận và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN, nhằm nâng cao sức khỏe và thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư. (Nguồn: IOM)
Nỗ lực chống di cư bất hợp pháp mới của Costa Rica, Guatemala và Mỹ

Nỗ lực chống di cư bất hợp pháp mới của Costa Rica, Guatemala và Mỹ

Ngày 12/6, Costa Rica, Guatemala và Mỹ chính thức khởi động chương trình thí điểm 'Di chuyển an toàn' nhằm hạn chế người di cư ...

Kinh tế tăng trưởng chậm, người giàu Trung Quốc lũ lượt di cư, mang theo hàng triệu USD

Kinh tế tăng trưởng chậm, người giàu Trung Quốc lũ lượt di cư, mang theo hàng triệu USD

Một cuộc di cư của các triệu phú Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay khi tốc độ tăng trường ...

Liên hợp quốc: Số người buộc phải rời bỏ nhà cửa vượt mốc 110 triệu người

Liên hợp quốc: Số người buộc phải rời bỏ nhà cửa vượt mốc 110 triệu người

Theo thống kê mới nhất của Liên hợp quốc, hiện có hơn 100 triệu người trên khắp thế giới buộc phải rời bỏ nhà cửa, ...

Không kích 'rực trời' miền Nam Sundan khiến khủng hoảng nhân đạo càng trầm trọng

Không kích 'rực trời' miền Nam Sundan khiến khủng hoảng nhân đạo càng trầm trọng

Trong bối cảnh cuộc xung đột chuẩn bị bước sang tháng thứ hai, các máy bay chiến đấu của quân đội Sudan ngày 14/6 đã ...

Italy-UAE mở ra một chương hợp tác mới

Italy-UAE mở ra một chương hợp tác mới

Italy nhận định các quốc gia vùng Vịnh là đối tác chính của nước này trong một số vấn đề như di cư hay tác ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

XSMN 10/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 10/5/2024. xổ số ngày 10 tháng 5. xổ số hôm nay 10/5/2024

XSMN 10/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 10/5/2024. xổ số ngày 10 tháng 5. xổ số hôm nay 10/5/2024

XSMN 10/5 - SXMN 10/5. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 10/5/2024. xo so mien nam. kết quả xổ số ngày 10 tháng 5. xổ số ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 11/5 và sáng 12/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 37 - Fulham vs Man City; La Liga - Granada vs Real Madrid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 11/5 và sáng 12/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 37 - Fulham vs Man City; La Liga - Granada vs Real Madrid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 11/5 và sáng 12/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 37 - Fulham vs Man City; chung kết AFC Champions League...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 10/5 - SXMN 10/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 10/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 10/5 - SXMN 10/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 10/5

XSMN 10/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 10/5/2023. kết quả xổ số ngày 10 tháng 5. xổ số hôm nay 10/5. SXMN 10/5. XSMN ...
Tổng thống Nga Vladimir Putin: Tiếp chặng đường một phần tư thế kỷ

Tổng thống Nga Vladimir Putin: Tiếp chặng đường một phần tư thế kỷ

Ông Vladimir Putin chính thức bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống Nga lần thứ năm trong một nghi lễ nhậm chức trang trọng ở Điện Kremlin, Moscow.
Cập nhật bảng giá xe hãng Isuzu mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Isuzu mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Isuzu của các dòng D-Max 2021, D-Max 2023, mu-X 2022, mu-X 2021 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?
Phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR

Phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR

Báo TG&VN giới thiệu phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR.
Toàn cảnh phiên tranh tụng vụ kiện chất độc da cam/dioxin của bà Trần Tố Nga, sẽ có phán quyết vào ngày 22/8

Toàn cảnh phiên tranh tụng vụ kiện chất độc da cam/dioxin của bà Trần Tố Nga, sẽ có phán quyết vào ngày 22/8

Phiên tranh tụng tại Tòa án phúc thẩm Paris liên quan đến vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga mở ra hy vọng về một phán quyết có lợi.
Hải đoàn Biên phòng 38 nhiều thành tích nổi bật trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Hải đoàn Biên phòng 38 nhiều thành tích nổi bật trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Cán bộ, chiến sĩ thuộc Hải đoàn Biên phòng 38 luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, làm tốt công tác bảo đảm an ninh, an toàn trên vùng biển.
Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong ASEAN.
Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Đời sống kinh tế-xã hội của huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì dần đổi thay nhờ tinh thần vươn lên thoát nghèo của những thanh niên dân tộc thiểu số.
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

'Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác'.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động