Nâng tầm vị thế Việt Nam trong định hình luật pháp quốc tế

Hoài Minh
TGVN. Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tiếp tục ứng cử Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) thể hiện Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Mới đây, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ) và Geneva (Thụy Sỹ) đã gửi công hàm thông báo ứng cử của Đại sứ Nguyễn Hồng Thao vào Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) nhiệm kỳ 2023-2027 đến LHQ và các quốc gia, chính thức khởi động chiến dịch vận động tái tranh cử của thành viên Việt Nam vào cơ quan pháp lý quan trọng của LHQ.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái ứng cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC). (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái ứng cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC). (Nguồn: TTXVN)

Việc đại diện của Việt Nam tiếp tục ứng cử ILC là phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam, đó là hòa bình, hợp tác phát triển, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Thắng lợi của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ

Thành lập năm 1947, ILC có vai trò quan trọng trong pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật quốc tế. Cơ quan này có chức năng soạn thảo các văn bản thảo luận cho Đại hội đồng thông qua thành các điều ước quốc tế, xây dựng nguyên tắc, kiến tạo luật chơi chung, thúc đẩy hợp tác các quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, đóng góp vào sự tiến bộ nhân loại.

Năm 2015, Bộ Ngoại giao đã xây dựng phương án lựa chọn ứng cử viên để ứng cử vào ILC nhiệm kỳ 2017-2021. Qua quá trình giới thiệu và lựa chọn, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao được đề cử làm ứng cử viên của Việt Nam vào Ủy ban này.

Ngày 3/11/2016, qua hệ thống bầu cử của Đại hội đồng LHQ, lần đầu tiên Việt Nam có đại diện tại ILC cho nhiệm kỳ 2017-2021. Việt Nam tham gia vào ILC đúng dịp kỷ niệm 70 năm thành lập cơ quan này và 40 năm Việt Nam gia nhập LHQ, trong bối cảnh tình hình thế giới đang có những biến chuyển rất mạnh, đòi hỏi vai trò cao hơn của luật quốc tế như phương tiện hữu hiệu bảo vệ công bằng, hòa bình, an ninh và phát triển bền vững của thế giới.

Nhiệm kỳ đầu tiên của Việt Nam tại ILC từ năm 2017 đến năm 2021, song do dịch Covid-19 nên Đại hội đồng LHQ đã kéo dài nhiệm kỳ sang năm 2022. Nhiệm kỳ mới sẽ là 2023-2027.

Các thành viên ILC hoạt động với tư cách cá nhân, không đại diện cho Chính phủ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao có những hỗ trợ tích cực nhằm đảm bảo Đại sứ, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao có nhiệm kỳ thành công tại ILC, đóng góp tích cực và hiệu quả vào công tác của Ủy ban này; góp phần thúc đẩy pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế nhằm tăng cường pháp quyền ở cấp độ quốc tế, vì hòa bình, hợp tác, phát triển, phù hợp với Hiến chương LHQ, vì lợi ích của tất cả các quốc gia thành viên LHQ, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thành viên chủ động, tích cực và trách nhiệm

Chia sẻ về những ngày đầu tham gia ILC, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao cho biết, lần đầu tiên tham dự cơ quan chuyên môn về luật quy mô toàn cầu, nhưng do có sự chuẩn bị tích cực của cá nhân và Vụ Luật pháp - Điều ước quốc tế cũng như các bộ phận khác trong Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác, ông đã bắt kịp với nhịp độ làm việc của Ủy ban.

“Chúng ta đã chủ động phát huy vai trò trong việc thúc đẩy các kết quả nghiên cứu của ILC; tích cực phát biểu và tham gia thảo luận các chủ đề tại Ủy ban. Cụ thể, Việt Nam đã đề xuất đưa hàng loạt các thực tiễn và đóng góp lý luận từ thực tiễn trong nước, các nước đang phát triển vào các báo cáo của Ủy ban, góp phần bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của các nước đang phát triển và các nước nhỏ”, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao cho biết.

Thảo luận đề tài Bảo vệ bầu khí quyển, thành viên Việt Nam đã đề xuất nên đưa đề tài các tác động của mực nước biển dâng và luật quốc tế. Đề tài này sau đó đã được Ủy ban VI của Đại hội đồng LHQ - Ủy ban có trách nhiệm thẩm tra, xem xét các vấn đề pháp lý trong Đại hội đồng, kiến nghị ra nghị quyết giao cho Nhóm nghiên cứu về nước biển dâng và Việt Nam đã đóng góp vào báo cáo khu vực châu Á-Thái Bình Dương, được đánh giá cao.

Trong báo cáo xung đột vũ trang và bảo vệ môi trường, kế thừa quốc gia, tội ác chống nhân loại, các thực tiễn của Việt Nam như đấu tranh với chất độc da cam/dioxin, tòa án kết tội diệt chủng Khmer Đỏ đã được đưa vào kịp thời, phản ánh mối quan tâm của Việt Nam và các nước trong khu vực.

Khi dịch Covid-19 xảy ra, thành viên Việt Nam cùng một số thành viên khác chủ động đề xuất, triển khai cuộc họp bên lề các cuộc họp của Ủy ban VI với chủ đề "Hệ quả pháp lý của dịch bệnh: đánh giá 10 tháng qua", qua đó thể hiện sự nhạy bén và sát sao của thành viên Việt Nam đối với các vấn đề pháp lý mới, không ngừng phát sinh trên thế giới và trong khu vực.

Tin liên quan
Đại sứ Đặng Đình Quý: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam tại các cơ chế đa phương Đại sứ Đặng Đình Quý: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam tại các cơ chế đa phương

Cùng với phái đoàn Việt Nam tại LHQ, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã có những khuyến nghị với LHQ cần sớm nghiên cứu, kiện toàn các quy định của luật quốc tế về phòng, chống dịch và đưa ra sáng kiến thông qua Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh, để đoàn kết sức mạnh nhân loại trong phòng, chống dịch bệnh, bao gồm cả xây dựng và phát triển luật quốc tế trong lĩnh vực này. Sáng kiến này đã được Ðại hội đồng LHQ thông qua và ngày 27/12 hàng năm là Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh.

Thành viên Việt Nam còn đưa ra các nhận định thực chất, xác đáng đối với các chủ đề truyền thống là mối quan tâm của giới nghiên cứu nói chung, như quyền con người, quyền ưu đãi và miễn trừ của nhân viên nhà nước, áp dụng trước các điều ước quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế.

Cùng với các đóng góp giá trị về chuyên môn, thành viên Việt Nam đã phát huy vai trò kết nối, xây đắp quan hệ giữa các thành viên ILC nhằm tăng cường, thúc đẩy sự trao đổi, giao lưu giữa giới nghiên cứu, thực hành luật quốc tế trong và ngoài nước. Trong dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Ủy ban (2018), ứng cử viên của Việt Nam đã vinh dự được bầu làm Phó Chủ tịch thứ hai của Ủy ban.

Sẵn sàng khởi động cho chiến dịch tái tranh cử

Với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác, ứng cử viên của Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã sẵn sàng khởi động cho chiến dịch tái tranh cử vào cơ quan luật pháp quốc tế quan trọng của Đại hội đồng.

Đến nay, khu vực Đông Nam Á mới có 4 nước có thành viên tham gia ILC là: Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Trong đó, các nước Thái Lan, Indonesia và Philippines đã có nhiều nhiệm kỳ tham gia. Đối với Việt Nam, đây là lần thứ hai tranh cử. Việc tham gia ILC vừa là cơ hội vừa là thách thức.

Việc tham gia ứng cử của Việt Nam vào ILC nhiệm kỳ 2023-2027 có những thuận lợi cơ bản là sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều nước cũng như kinh nghiệm, uy tín công tác của ứng viên Việt Nam - Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, trong nhiệm kỳ 2017-2021.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam với 40 năm hoạt động, đồng thời là chuyên gia trong lĩnh vực luật quốc tế; có kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp thực tiễn, trong công tác ngoại giao, trong nghiên cứu, giảng dạy và kinh nghiệm làm việc tại ILC.

Tốt nghiệp Tiến sỹ Luật tại Trường Paris I, Đại học Sorbonne, Pháp, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Trưởng đoàn đàm phán các hiệp định biên giới với các nước láng giềng của Việt Nam; Đại sứ Việt Nam tại Malaysia từ 2011-2014 và tại Kuwait từ 2014-2017.

Bên cạnh đó, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao giữ vai trò cố vấn pháp lý cho các dự án luật quan trọng như Luật Biển, Luật Môi trường, là thành viên sáng lập Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL), Hội Luật quốc tế châu Á (AsianSIL); nghiên cứu và giảng dạy Luật quốc tế tại Học viện Ngoại giao.

Bên cạnh những thuận lợi, trong lần tranh cử này, ứng cử viên của Việt Nam phải cạnh tranh công bằng với các ứng cử viên từ nhiều nước lớn, có truyền thống luật pháp và tiếng nói, uy tín trên trường quốc tế.

Các ứng cử viên đều là các nhà chính khách cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Tư pháp, Cố vấn pháp lý của các nước. Khu vực ASEAN có nữ ứng cử và sẽ có cơ hội được ưu tiên theo chính sách bình đẳng giới của LHQ (sau 70 năm của Ủy ban Luật pháp quốc tế, Ủy ban này mới có 7 nữ thành viên).

Cùng thời điểm này, Việt Nam đang vận động bầu cử cho nhiều diễn đàn khác nhau: Hội đồng nhân quyền, Ủy ban Ranh giới thềm lục địa, tham gia Ủy ban Thương mại quốc tế…

Nâng tầm vị thế Việt Nam trong định hình luật pháp quốc tế
Một phiên họp của Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC). (Nguồn: ILC)

Chủ động trong xây dựng "luật chơi" quốc tế

ILC của LHQ là cơ quan soạn thảo chính các văn bản, dự thảo Công ước quốc tế để Đại hội đồng họp thông qua. Các đóng góp của Ủy ban có thể kể đến như Công ước Luật biển Geneva 1968, Công ước Vienna về Luật điều ước quốc tế năm 1969. Công ước Rome về Quy chế tòa án hình sự quốc tế 1998…

Theo Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, tham gia vào công việc của Ủy ban sẽ giúp bản thân ông và những người làm luật, nghiên cứu luật ở Việt Nam hiểu rõ hơn cách thức soạn thảo văn bản điều chỉnh những vấn đề lớn của thế giới, nâng cao vị thế đất nước.

Việt Nam được tham gia trực tiếp vào cuộc chơi chung, là đại diện cho tiếng nói của các nước đang phát triển, nên sẽ được các nước khác tranh thủ và ủng hộ trên nhiều diễn đàn khác nhau.

Việt Nam cũng tiến kịp các nước trong khu vực và trở thành nước tầm trung về xây dựng và áp dụng luật quốc tế. Điều này sẽ tác động đến các diễn đàn ngoại giao khác.

Tham gia ILC cũng là cơ hội để Việt Nam xây dựng đội ngũ cán bộ pháp lý, làm quen với môi trường làm việc của các cơ quan pháp luật quốc tế, đưa dần người Việt vào các tổ chức, các vị trí cao hơn, có tiếng nói trong cộng đồng quốc tế, tham gia chủ động trong xây dựng "luật chơi" quốc tế; góp phần kết nối, trao đổi học thuật với các cơ quan, viện nghiên cứu của Việt Nam, thúc đẩy truyền bá và áp dụng luật quốc tế tại Việt Nam và khu vực, một công cụ quan trọng cho hội nhập và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, góp phần củng cố hòa bình, an ninh, thịnh vượng của thế giới và khu vực.

TIN LIÊN QUAN
Hậu căng thẳng với Trung Quốc, Australia đẩy mạnh ngoại giao, chứng minh 'không phải dạng vừa'
Người Triều Tiên đầu tiên trong lịch sử bị dẫn độ sang Mỹ
Cập nhật Covid-19 ngày 20/3: WHO 'bật đèn xanh' cho vaccine AstraZeneca; Bỉ bùng phát ca nhiễm mới; Đức tiếp tục các biện pháp hạn chế
ACDFM-18 đề cao trách nhiệm tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông
Việc tái đề cử ứng viên vào ILC: Phát huy vai trò trong lĩnh vực luật pháp quốc tế
(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Đọc thêm

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3 - Kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. SXMT 30/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. xổ số miền ...
XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3 - kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. trực tiếp xổ số miền Nam 30/3/2024. xổ số miền Nam thứ 7. xo so mien nam. SXMN 30/3/2024. ...
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Tờ HuffPost đã tham khảo các nhà trị liệu để tổng kết ra 5 thói quen làm việc thường được ngụy trang là dấu hiệu của trầm cảm. Xin giới ...
Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc

Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên và nỗ lực hoàn thành tốt công việc của Chủ tịch Nhóm.
Nỗ lực đưa nhiệt điện than ở Việt Nam về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Nỗ lực đưa nhiệt điện than ở Việt Nam về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

UNDP và IOE phối hợp tổ chức cuộc họp thảo luận về quá trình chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam.
Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Đại sứ Bùi Văn Nghị và đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đã có chuyến thăm làm việc tại thành phố Rio de Janeiro, bang Rio de Janeiro.
Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Canada đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp với Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Canada đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp với Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Bà Deidrah Kelly, Giám đốc điều hành IPAAO và Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil trả lời phỏng vấn về hợp tác với Việt Nam và các nước khu vực.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất  về Ngày quốc tế Vui chơi

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất về Ngày quốc tế Vui chơi

Phát biểu giới thiệu Nghị quyết, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu bật vai trò và ý nghĩa của vui chơi đối với phát triển con người và đời sống xã hội.
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Việt Nam nỗ lực triển khai thủ tục lãnh sự giúp các thuyền viên tàu True Confidence sớm về nước

Việt Nam nỗ lực triển khai thủ tục lãnh sự giúp các thuyền viên tàu True Confidence sớm về nước

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng thông tin về việc hỗ trợ đưa thi hài Đại phó Đặng Duy Kiên, thuyền viên tàu True Confidence bị tập kích.
Ba thuyền viên trong vụ tàu True Confidence bị tấn công đã khởi hành từ Djibouti về Việt Nam

Ba thuyền viên trong vụ tàu True Confidence bị tấn công đã khởi hành từ Djibouti về Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn tất các thủ tục để các thuyền viên được về nước nhanh chóng, an toàn.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị tấn công trên biển

Bộ Ngoại giao thông tin về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị tấn công trên biển

Theo thông tin sơ bộ, trên tàu có 4 thuyền viên Việt Nam, 1 thuyền viên đã tử vong và 3 thuyền viên trong tình trạng sức khỏe bình thường.
Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm vụ sát hại công dân Việt Nam tại Higashiomo

Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm vụ sát hại công dân Việt Nam tại Higashiomo

Một công dân Việt Nam được cho là bị sát hại tại Higashiomo, Shiga, Nhật Bản. Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ 1 nghị phạm và đang tiếp tục điều tra.
Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thông tin về 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thông tin về 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và Bắc Ireland thông tin về 7 người nhập cư trong xe tải được cho là công dân Việt Nam tại cảng East Sussex, Vương quốc Anh.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Phạm Thị Thanh Bình: Dấu mốc trên hành trình mới của quan hệ Việt Nam-Phần Lan

Đại sứ Phạm Thị Thanh Bình: Dấu mốc trên hành trình mới của quan hệ Việt Nam-Phần Lan

Phần Lan ca ngợi Việt Nam là một điển hình trong chuyển đối mối quan hệ từ nước nhận viện trợ sang đối tác bình đẳng.
Đại sứ Marc Knapper: Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao là chìa khóa thực hiện Tuyên bố chung Hoa Kỳ - Việt Nam

Đại sứ Marc Knapper: Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao là chìa khóa thực hiện Tuyên bố chung Hoa Kỳ - Việt Nam

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định hai nước cần nỗ lực hàng ngày để đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra trong Tuyên bố chung tháng 9/2023.
Phụ nữ Việt-Lào đơm hoa cho tình hữu nghị vĩ đại

Phụ nữ Việt-Lào đơm hoa cho tình hữu nghị vĩ đại

Đại sứ Lào Khamphao Ernthavanh ấp ủ nhiều ưu tiên về thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ trong nhiệm kỳ mới của mình tại Việt Nam.
Ngoại giao cà phê: Starbucks có thể giúp cải thiện mối quan hệ Trung-Mỹ?

Ngoại giao cà phê: Starbucks có thể giúp cải thiện mối quan hệ Trung-Mỹ?

Cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Cui Tiankai nói rằng Starbucks có thể đóng góp vào việc tăng cường sự hiểu biết giữa hai nước còn Bí thư Thành uỷ Thượng Hải Chen Jining ...
Thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Lan Thương - Mekong hướng tới hòa bình và thịnh vượng

Thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Lan Thương - Mekong hướng tới hòa bình và thịnh vượng

Nhân dịp Tuần lễ Lan Thương - Mekong năm 2024, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba có bài viết gửi Báo Thế giới & Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu bài ...
Bộ trưởng Argentina Diana Elena Mondinon: 'Việt Nam là hình mẫu phát triển của đất nước chúng tôi'

Bộ trưởng Argentina Diana Elena Mondinon: 'Việt Nam là hình mẫu phát triển của đất nước chúng tôi'

Argentina coi trọng hợp tác với Việt Nam và Việt Nam là ví dụ điển hình về tăng trưởng kinh tế.
Phiên bản di động