NASA chuẩn bị những bước cuối cùng cho sứ mệnh một lần nữa đưa người lên Mặt trăng

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang tiến hành một thử nghiệm đối với tên lửa hệ thống phóng không gian (SLS) trong loạt sứ mệnh Artemis, để đưa con người trở lại Mặt Trăng sau nhiều thập kỷ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Loạt sứ mệnh Artemis, với nhiệm vụ đưa con người trở lại Mặt trăng sau nhiều thập kỷ, được coi là biểu tượng cho tham vọng vũ trụ mới của Mỹ.

NASA đang chuẩn bị cho một sứ mệnh quan trọng mới mang tên Artemis. (Nguồn: NASA)
NASA đang chuẩn bị cho một sứ mệnh quan trọng mới mang tên Artemis. (Nguồn: NASA)

Đây là cuộc thử nghiệm lớn cuối cùng trước khi NASA triển khai sứ mệnh Artemis-1 không người lái vào mùa Hè này. Dữ liệu của cuộc thử nghiệm sẽ là cơ sở để cơ quan này quyết định thời điểm thực hiện sứ mệnh Artemis-1.

Trước đó, ngày 17/3, NASA đã bắt đầu di chuyển SLS từ cơ sở lắp ráp ở Trung tâm vũ trụ Kennedy đến tổ hợp bệ phóng cách đó 6,5 km. Các nhà khoa học có khoảng hai tuần để nạp hơn 3,2 triệu lít nhiên liệu đẩy siêu lạnh vào SLS và diễn tập từng giai đoạn trước khi thực hiện chính thức.

Hiện NASA đặt mục tiêu tháng 5 sẽ là thời điểm sớm nhất để thực hiện sứ mệnh Artemis-1 không người lái, với sự kết hợp đầu tiên giữa SLS và tàu vũ trụ Orion. Theo đó, SLS sẽ đưa Orion vào quỹ đạo thấp của Trái Đất và sau đó sử dụng tầng trên để thực hiện hành trình được gọi là đi xuyên Mặt Trăng.

Orion sẽ di chuyển cách Trái Đất hơn 450.000 km và cách Mặt Trăng gần 65.000 km, xa hơn bất kỳ tàu vũ trụ có khả năng chở người nào từng du hành trước đây.

Trong sứ mệnh 3 tuần, Orion sẽ triển khai 10 vệ tinh có kích cỡ hộp giày CubeSat để thu thập thông tin về môi trường vũ trụ sâu. “Hành khách” trên tàu sẽ là 3 hình nộm thu thập dữ liệu bức xạ và đồ chơi Snoopy, linh vật lâu nay của NASA.

Orion sẽ di chuyển quanh phía xa của Mặt Trăng, sử dụng động cơ đẩy do các chuyên gia của Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu chế tạo, trước khi trở về Trái Đất để thử nghiệm tấm chắn nhiệt khi bay vào khí quyển. Dự kiến tàu sẽ hạ cánh ở Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển bang California.

Sau Artemis-1 là sứ mệnh Artemis-2 có người lái, bay quanh Mặt Trăng nhưng không hạ cánh và Artemis-3 dự kiến vào năm 2025 mang nữ phi hành gia đầu tiên và phi hành gia da màu đầu tiên đáp xuống cực Nam của Mặt Trăng.

Theo NASA, chi phí cho dự án này rất cao, lên tới 4,1 tỷ USD cho 4 sứ mệnh Artemis đầu tiên.

NASA lên kế hoạch hiện diện thường trực trên Mặt Trăng, sử dụng nơi đây là cơ sở để thử nghiệm những công nghệ cần thiết cho sứ mệnh khám phá Sao Hỏa trong thập niên 2030, với phiên bản Block 2 của tên lửa đẩy SLS.

Nữ phi hành gia khát khao chinh phục không gian

Nữ phi hành gia khát khao chinh phục không gian

Cách đây 5 năm, ngày 30/3/2007, bà Peggy Whitson (người Mỹ) lập kỷ lục thế giới khi trở thành nữ phi hành gia có thời ...

Giữa căng thẳng Nga-Phương Tây, các nhà du hành vũ trụ Nga bay lên ISS

Giữa căng thẳng Nga-Phương Tây, các nhà du hành vũ trụ Nga bay lên ISS

Ngày 18/3, ba nhà du hành vũ trụ Nga đã bay lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) để thực hiện sứ mệnh kéo dài ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất ...
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung.
Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động