NASA tái hiện “bước nhảy vọt của toàn nhân loại”

Hải Duyên
TGVN. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa mở cửa đón du khách tới tham quan Trung tâm điều khiển sứ mệnh đặc biệt trước thềm kỉ niệm 50 năm con tàu Apollo 11 lần đầu tiên đáp xuống Mặt Trăng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nasa tai hien buoc nhay vot cua toan nhan loai Nhà du hành vũ trụ Mỹ, Cựu Giám đốc NASA thăm Việt Nam, gặp Tướng Phạm Tuân
nasa tai hien buoc nhay vot cua toan nhan loai Mỹ công bố kế hoạch trở lại Mặt Trăng đầy tham vọng
nasa tai hien buoc nhay vot cua toan nhan loai
Một vài vật dụng như gạt tàn, tai nghe, sổ ghi chép, máy tính,.. được tái hiện giống với nửa thập kỷ trước tại Trung tâm điều khiển sứ mệnh Apollo. (Nguồn: NYT)

Ngày 20/7/1969, tàu Apollo 11 đã đưa hai nhà vũ trụ Mỹ Neil Amstrong và Buzz Aldrin lên Mặt Trăng. Câu nói khi đó của phi hành gia Amstrong – “Đây là bước đi nhỏ của một con người nhưng là bước nhảy vọt của toàn nhân loại” đã đi vào lịch sử, đặt nền móng cho việc chinh phục thành công Mặt Trăng.

Nhằm thu hút khách du lịch vốn yêu thích ngành hàng không vũ trụ, NASA đã quyết định tái hiện lại toàn bộ khung cảnh bên trong phi hành đoàn cách đây 50 năm tại Trung tâm Vũ trụ Johnson ở thành phố Houston (bang Texas, Mỹ). Và ngày 30/6 vừa qua, Trung tâm điều khiển sứ mệnh đặc biệt Apollo đã chính thức ra mắt công chúng sau quá trình khôi phục kéo dài 3 năm với kinh phí 5 triệu USD. Dự kiến, các tour du lịch có hướng dẫn sẽ bắt đầu được triển khai ngay từ ngày 1/7.

Trải nghiệm thú vị

Việc mở cửa Trung tâm điều khiển sứ mệnh đặc biệt Apollo trước lễ kỷ niệm 50 năm bước nhảy vọt khổng lồ của Neil Armstrong được đánh giá là bước đi có ý nghĩa không chỉ đối với ngành hàng không vũ trụ của Mỹ mà còn đối với ngành hàng không vũ trụ thế giới. Cựu Giám đốc đội bay Apollo 11 Gene Kranz cùng quản trị viên của NASA Jim Bridenstine đã tới cắt băng khánh thành.

Trả lời phỏng vấn tờ The New York Times, ông Gene Kranz cho biết: “Khi bước vào căn phòng, tôi thực sự choáng ngợp. Tôi thấy mình như trẻ lại tới 50 tuổi và chỉ muốn quay lại đây làm việc. Từng chi tiết của khát vọng chinh phục Mặt Trăng của nước Mỹ đã được nhóm thực hiện dự án khôi phục và tái hiện rõ nét. Tôi hy vọng trong thời gian tới, mọi người sẽ đến tham quan Trung tâm điều khiển sứ mệnh Apollo để hiểu hơn về công việc của các phi hành gia.”

Khách tham quan sẽ có những trải nghiệm đặc biệt thú vị khi không chỉ được ngắm nhìn, chụp ảnh mà còn có thể bật công tắc, quay số hoặc sử dụng bảng điều khiển máy tính tượng trưng trong trung tâm điều khiển.

Năm 1985, Trung tâm điều khiển sứ mệnh Apollo đã được Washington công nhận làm Di tích Lịch sử Quốc gia. Đến năm 2013, nhóm quản lý dự án quyết tâm khôi phục lại cơ sở này nhằm mang đến những trải nghiệm mới lạ cho khách tham quan. Sau một thời gian gặp khó khăn về tài chính, nhóm quản lý đã gây quỹ thành công 5 triệu USD để hoàn thành dự án.

“6 năm trước, dự án bắt đầu được triển khai. Những kỷ niệm của lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt Trăng đã thúc đẩy chúng tôi khôi phục lại Trung tâm điều khiển sứ mệnh Apollo”, một nhân viên của Trung tâm Vũ trụ Johnson chia sẻ.

nasa tai hien buoc nhay vot cua toan nhan loai
Tàu Apollo 11 đổ bộ lên mặt trăng vào năm 1969. Ảnh: Corbis

Tỉ mỉ đến từng chi tiết

Việc khôi phục lại Trung tâm điều khiển sứ mệnh Apollo được đánh giá là một nhiệm vụ khó khăn, khi phải tái hiện lại theo đúng cách thức và đúng vị thế của trung tâm này trong lịch sử của nước Mỹ.

Để làm được điều đó, nhóm dự án đã xây dựng cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết đảm bảo các đồ vật phải giống như nguyên mẫu 50 năm trước đây, từ chiếc bàn điều khiển màu xanh nhạt, màn hình khổng lồ trình chiếu bản đồ cho đến vị trí ngồi của phi hành gia. Bên cạnh đó, những vật dụng như gạt tàn, cốc cà phê, bao thuốc lá Winston, dập ghim, đồng hồ bấm giờ, bút chì, tai nghe, điện thoại quay số và hộp ống khí nén…cũng được thiết kế “sao y bản chính”, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng từ các bức ảnh cũ.

“Đó là những nỗ lực phi thường của nhóm dự án nhằm tái hiện rõ nét và mang lại cho khách tham quan những trải nghiệm chân thực nhất tại Trung tâm điều khiển Apollo 11. Để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình tu tạo, chúng tôi phải tìm mua những đồ cũ trên eBay, thậm chí săn lùng khắp Trung tâm Vũ trụ Johnson để tìm những thứ đồ cổ như thùng rác, ghế và máy tính cũ”, Trưởng nhóm quản lý dự án Jennifer Keys kể lại.

Trung tâm điều khiển sứ mệnh Apollo dự kiến sẽ thu hút một lượng lớn du khách trong nước và quốc tế tới tham quan, đặc biệt sau khi NASA công bố kế hoạch đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng trong thập kỷ tới với sứ mệnh Artemis.

nasa tai hien buoc nhay vot cua toan nhan loai

NASA phát hiện lượng khoáng vật đất sét lớn chưa từng có trên sao Hỏa

Robot khám phá Curiosity NASA mới đây đã phát hiện một lượng khoáng vật đất sét lớn nhất kể từ khi robot được đưa lên ...

nasa tai hien buoc nhay vot cua toan nhan loai

NASA: "Hành tinh tĩnh" sao Hỏa cũng có dấu hiệu “động đất”

5 tháng sau khi hạ cánh xuống Sao Hỏa, tàu vũ trụ InSight của NASA ghi lại được tín hiệu của hiện tượng được cho ...

nasa tai hien buoc nhay vot cua toan nhan loai

NASA muốn tái hợp tác sau vụ Ấn Độ thử nghiệm bắn hạ vệ tinh

Ngày 6/4, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã quyết định nối lại hợp tác với Cơ quan nghiên cứu vũ trụ ...

Hải Duyên (theo The New York Times)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến tdự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Hai nhà khảo cổ học Finn Ibsen và Lars Danielsen vừa phát hiện bức tượng chân dung Alexander Đại đế bằng đồng khi đang khảo sát trên một cánh đồng.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Ngày 23/4, Diễn đàn tương lai ASEAN với chủ đề 'Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm' đã khai mạc.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động