NATO hiện có 40.000 binh sĩ tại sườn phía Đông châu Âu. (Nguồn: Getty Images) |
Tháng 3/2022, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố xung đột Nga-Ukraine là “cuộc khủng hoảng an ninh nghiêm trọng nhất trong một thế hệ” và cần “cải tổ” năng lực phòng thủ và răn đe. Điều này tương tự với những gì xảy ra năm 2014: sau khi Nga sát nhập Crimea, NATO đã củng cố hiện diện ở sườn phía Đông, triển khai các nhóm tác chiến quy mô tiểu đoàn ở Ba Lan và vùng Baltic.
Trên thực tế, sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, nhiều đơn vị và các binh sĩ đã được triển khai dọc sườn phía Đông của NATO. Hiện khoảng 40.000 binh sĩ dưới sự chỉ huy của NATO đang đóng ở biên giới phía Đông và khoảng 100.000 binh sĩ Mỹ đóng ở châu Âu.
Tuy nhiên, các tiểu đoàn của NATO ở khu vực hiện không thường trực và được luân chuyển thường xuyên. Theo các chuyên gia, điều đó có thể thay đổi trong tương lai và nó chắc chắn sẽ khiến Nga hoài nghi và tức giận.
Giám đốc phụ trách chiến lược, công nghệ và kiểm soát vũ khí thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) William Alberque nói: “Hy vọng tại hội nghị cấp cao NATO vào tháng 6 tới sẽ thảo luận về việc đặt các căn cứ thường trực ở một số quốc gia dọc biên giới NATO với Nga và Belarus. Điều này thực sự sẽ cải thiện hòa bình-ổn định lâu dài ở khu vực đó”.
Ông Jamie Shea, nhân vật có 38 năm làm quan chức NATO và hiện là cộng sự tại tổ chức tư vấn Chatham House (Anh), cho biết triển khai quân đội và căn cứ thường trực đồng nghĩa cho phép các binh sĩ quen thuộc hơn với điều kiện địa phương và huấn luyện tốt hơn để chống lại các lực lượng Nga, đồng thời sẽ cho phép các thiết bị quân sự dễ dàng tiếp cận và tránh được các chuỗi cung ứng dài.
Các chuyên gia cũng cho rằng Washington tiếp tục đóng vai trò then chốt trong khu vực, song sẽ gây sức ép với châu Âu về chi tiêu quốc phòng. Ông Jamie Shea nhận định: “Sẽ có một cuộc tranh luận về chia sẻ gánh nặng. Người Mỹ có thể làm một phần việc nhưng sẽ không để người châu Âu ở ngoài cuộc.”
| Tổng thống Litva: Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO 'càng sớm càng tốt' Tổng thống Litva Gitanas Nauseda cho rằng việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ ... |
| Mỹ, Đức thảo luận cung cấp năng lực phòng thủ cho Ukraine, Berlin cam kết viện trợ quân sự Kiev Ngày 15/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Đức Christine Lambrecht. |