Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đưa ra đề xuất đánh dấu sự thay đổi lớn trong quan điểm về việc can thiệp xung đột ở Ukraine. (Nguồn: Reuters) |
Ngày 3/4, tại Brussels, Bỉ, các ngoại trưởng NATO sẽ tổ chức đàm phán sơ bộ về kế hoạch trên trong nỗ lực tìm cách thúc đẩy một gói viện trợ cho Ukraine trước Hội nghị thượng đỉnh tại Washington vào tháng 7 tới.
Tin liên quan |
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận |
Reuters đưa tin, theo đề xuất, 32 quốc gia thành viên NATO sẽ đóng góp vào quỹ trên quy mô nền kinh tế mỗi nước.
Tuy nhiên, một số quan chức cũng cảnh báo, vẫn có những câu hỏi lớn về phương thức hoạt động của bất kỳ nguồn tài chính nào cũng như kế hoạch có thể thay đổi rõ rệt trước Thượng đỉnh ở Mỹ.
Đề xuất của Tổng thư ký Stoltenberg cũng gợi ý, NATO sẽ kiểm soát nhiều hơn việc điều phối cung cấp vũ khí cho Kiev từ nhóm do Washington dẫn đầu hiện đang giúp giám sát hoạt động hỗ trợ.
Ông Stoltenberg lập luận, điều này sẽ giúp cô lập dòng vũ khí tới Ukraine khỏi bất cứ thay đổi chính trị nào ở các quốc gia NATO, khi ông Donald Trump đang cố trở lại Nhà Trắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2024, trong bối cảnh cựu Tổng thống Mỹ này không mặn mà với xung đột ở Ukraine cũng như viện trợ cho Kiev.
Động thái trên sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn đối với liên minh quân sự phương Tây vốn cho đến nay vẫn từ chối đóng vai trò làm một tổ chức gửi vũ khí cho Ukraine do lo sợ sẽ lôi kéo NATO vào gần hơn một cuộc xung đột với Nga.
Cho đến nay, liên minh này mới chỉ gửi viện trợ phi sát thương tới Ukraine, trong khi các quốc gia thành viên riêng lẻ đã cung cấp cho Kiev số vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD.
Đề xuất của Tổng thư ký Stoltenberg được đưa ra trong bối cảnh các lực lượng vũ trang của Ukraine đang nỗ lực để kìm chân Nga khi nguồn cung từ các nước phương Tây hậu thuẫn Kiev ngày càng cạn kiệt.
Trong khi đó, gói viện trợ trị giá 60 tỷ USD của Mỹ hiện đang bị đình trệ tại Quốc hội nước này nhưng có những hy vọng rằng các nghị sĩ có thể thông qua trong những tuần tới.
Cũng trong ngày 2/4, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cáo buộc rằng, các huấn luyện viên NATO ở một số nước đang huấn luyện lính đánh thuê và lực lượng biệt kích cho các hoạt động phá hại chống Moscow.
Sputnik dẫn lời ông Patrushev nói, NATO trên thực tế đã trở thành một bên trong cuộc xung đột ở Ukraine, tích cực tham gia tổ chức để quân đội nước này bắn phá các vùng lãnh thổ của Nga và thông qua các quyết định tập thể nhằm cung cấp cho Kiev thêm các loại vũ khí mới được tăng cường tính năng chiến đấu.
Cũng theo quan chức trên, liên minh quân sự đang tăng cường tiềm lực một cách có hệ thống dọc biên giới Nga - từ Biển Barents đến Biển Đen.
| Tin thế giới 2/4: Nước châu Á 'ra đòn' nhằm vào Nga, Belarus tuyên bố chuẩn bị cho chiến tranh, HĐBA họp khẩn vụ Đại sứ quán Iran bị tấn công Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày. |
| Triều Tiên thử thành công tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung mới, tuyên bố khả năng đặc biệt của tất cả vũ khí này Ngày 3/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên xác nhận, nước này đã phóng thử thành công một loại tên lửa siêu vượt âm tầm ... |
| Nga chặn đứng âm mưu tuồn 'hàng nóng' từ Ukraine vào, có cả chất nổ mạnh gấp 1,5 lần TNT Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) cùng hải quan Nga đã chặn đứng một kênh buôn lậu xuyên biên giới nhằm đưa chất nổ ... |
| Vụ tấn công lãnh sự quán Iran ở Syria: Mỹ khẳng định không dính dáng, Israel cảnh giác toàn cầu, liệu có nguy cơ leo thang? Ngày 1/4, trang Axios dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết, Washington khẳng định với Tehran rằng họ "không liên quan" hay biết trước ... |
| Thúc đẩy hợp tác với Quảng Tây, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược Việc Trung Quốc chọn Quảng Tây để đón Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Chính phủ Trung Quốc ... |