Mặc quần áo bó sát: Sau khi bị cháy nắng, bạn cần để da thông thoáng. Mặc quần áo bó sát ở vùng da bị cháy nắng sẽ khiến vùng da đó bị viêm, sưng nặng hơn và xuất hiện các nốt phồng rộp.
Dùng lô hội với sáp dầu: Lô hội có tính kháng viêm rất tốt cho vùng da cháy nắng, nhưng bạn nên tránh dùng lô hội kèm với sáp dầu. Sáp dầu khiến cho da không thể thoát nhiệt, từ đó khiến vết cháy nắng lâu khỏi hơn. Bạn cũng nên tránh các sản phẩm chứa benzocaine hoặc lidocaine vì chúng có thể khiến da bị kích ứng nặng hơn.
Không cấp đủ nước cho cơ thể: Hãy luôn ghi nhớ quy tắc uống thật nhiều nước. Các vết bỏng không chỉ gây đau đớn, mà chúng còn hút hết chất lỏng về phía da, khiến các bộ phận khác bị thiếu nước. Do đó, sau khi bị cháy nắng, bạn hãy cố gắng uống thật nhiều nước và chú ý đến các dấu hiệu mất nước của cơ thể.
Che vết bỏng nắng bằng lớp trang điểm: Điều tối kị khi bị cháy nắng là dùng mỹ phẩm để che đậy vết bỏng. Bạn cần để da thông thoáng thì vết bỏng mới mau lành. Lớp trang điểm cùng với các vi khuẩn từ cọ trang điểm và mút trang điểm sẽ khiến vết bỏng dễ bị nhiễm trùng hoặc dị ứng.
Gãi hoặc bóc lớp da cháy nắng: Việc da bị bong tróc sau khi cháy nắng là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường, cho thấy da bạn đang bắt đầu lành lại. Tốt nhất bạn không nên can thiệp vào quá trình chữa lành đó của da và hãy để da bong tróc một cách tự nhiên.
Nặn các vết phồng rộp: Tương tự như tình trạng bong tróc da, các vết phổng rộp cũng có vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành, bởi chúng giúp bảo vệ các vết thương. Bạn có thể thoa kem lô hội nếu vết phồng rộp bị đau đớn, nhưng tuyệt đối không nên nặn chúng ra.
Tẩy da chết: Các sản phẩm tẩy da chết chứa axit glycolic, retinoid hoặc axit salicylic có thể gây tổn thương nghiêm trọng vùng da bị cháy nắng. Hãy chờ cho đến khi da hết bong tróc sau khi cháy nắng rồi mới dùng các sản phẩm này.
Dùng kem chứa cồn: Khi bạn dùng kem lô hội để thoa lên vết cháy nắng, hãy đảm bảo loại kem đó không chứa cồn. Cồn sẽ lấy đi lớp dầu tự nhiên của da, làm giảm khả năng tự chữa lành sau khi da bị cháy nắng.
Không uống thuốc kháng viêm ngay: Viêm là phản ứng của cơ thể sau khi bị cháy nắng và bạn cần làm gì đó để giảm tình trạng viêm này. Bạn nên dùng các loại thốc kháng viêm như ibuprofen hay aspirin trong vòng 4 - 6 giờ sau khi bị cháy nắng để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
Dùng kem chống nắng hóa học: Đương nhiên bạn sẽ muốn tránh nắng sau khi bị cháy nắng, nhưng nếu bạn cần ra ngoài, hãy đảm bảo dùng kem chống nắng vật lý thay vì kem chống nắng hóa học. Một số hóa chất trong kem chống nắng hóa học có thể gây kích ứng vùng da bị cháy nắng.
Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.