Nhỏ Bình thường Lớn

Nga áp dụng lệnh cấm mới với xăng, khẳng định không ảnh hưởng tới Belarus, Kazakhstan...

Ngày 14/8, chính phủ Nga tuyên bố sẽ tái áp dụng lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu trong 6 tháng tới để “duy trì tình hình ổn định” trên thị trường nhiên liệu trong nước sau những đợt tăng giá mạnh.
Áp giá trần dầu Nga: EU lao đao tìm nguồn thay thế, thu nhập của Moscow ‘chẳng hề hấn’. (Nguồn: Reuters)
Nga tiếp tục gia hạn lệnh cấm xuất khẩu xăng. (Nguồn: Reuters)

Trong một tuyên bố, chính phủ Nga cho biết đã “áp dụng lệnh hạn chế xuất khẩu xăng dầu từ ngày 1/9 đến 31/12/2024.

Biện pháp này nhằm mục đích giữ giá ổn định, căn cứ vào nhu cầu theo mùa và kế hoạch sửa chữa các nhà máy lọc dầu.

Tin liên quan
Sẽ ra sao nếu Ukraine Sẽ ra sao nếu Ukraine 'đặt dấu chấm hết' cho đường ống dẫn khí đốt Nga qua châu Âu?

Lệnh hạn chế mới sẽ không ảnh hưởng đến những đợt giao hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa các chính phủ, bao gồm các thành viên của Liên minh kinh tế Á - Âu như Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Armenia.

Theo số liệu của Bộ năng lượng ngày 9/8, hiện Nga đã dự trữ được 2,03 triệu tấn xăng, và mức cung cho thị trường trong nước tăng 5% so với năm ngoái.

Theo thông tin của tờ Thương nhân (Kommersant), Nga không dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu do muốn tránh việc tăng giá mạnh trên thị trường, vì không thể loại bỏ nguy cơ lặp lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hồi tháng 3/2024 vào các nhà máy lọc dầu.

Nga ra lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ đầu tiên trong lịch sử từ mùa thu năm 2023 do cuộc khủng hoảng giá cả trên thị trường nhiên liệu đạt đỉnh - vào cao điểm của mùa thu hoạch, nông dân phàn nàn về giá các sản phẩm dầu mỏ tăng cao, cũng như tình trạng khan hiếm phát sinh ở nhiều nơi.

Chuyên gia: Vị thế 'công xưởng thế giới' của Trung Quốc rất khó thay thế

Chuyên gia: Vị thế 'công xưởng thế giới' của Trung Quốc rất khó thay thế

Mới đây, trả lời phỏng vấn tờ SCMP, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Michael Spence cho rằng, sẽ mất một thời gian đáng ...

Tung chương trình thị thực hấp dẫn, Malaysia có thực sự thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc?

Tung chương trình thị thực hấp dẫn, Malaysia có thực sự thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc?

Nền kinh tế Malaysia được kỳ vọng sẽ hưởng lợi lớn từ chương trình thị thực cư trú dài hạn với nhiều ưu đãi nhằm ...

CEPAL: Kinh tế Mỹ Latinh và Caribbean ‘mắc kẹt’ trong bẫy tăng trưởng thấp

CEPAL: Kinh tế Mỹ Latinh và Caribbean ‘mắc kẹt’ trong bẫy tăng trưởng thấp

Các nước Mỹ Latinh và Caribbean có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, trung bình 0,9% trong giai đoạn 2015-2024.

Olympic Paris 2024: Doanh nghiệp Trung Quốc thu lợi nhuận khổng lồ, chứng tỏ lợi thế cạnh tranh mới

Olympic Paris 2024: Doanh nghiệp Trung Quốc thu lợi nhuận khổng lồ, chứng tỏ lợi thế cạnh tranh mới

Các sản phẩm thể thao do Trung Quốc sản xuất đã thu hút sự chú ý tại Thế vận hội (Olympic) Paris 2024, cho thấy ...

Hai quốc gia nhóm BRICS hợp sức vượt rào cản trừng phạt từ phương Tây

Hai quốc gia nhóm BRICS hợp sức vượt rào cản trừng phạt từ phương Tây

Nga và Ấn Độ - hai quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển (BRICS) - đang xem xét ý tưởng về tỷ ...

(theo AFP)