Giá khí đốt của Nga sẽ được thiết lập dựa trên giá dầu thô. (Nguồn: Reuters) |
Giá khí đốt mà Moscow dự kiến bán cho các khách hàng tại châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ cùng thời điểm là 481 USD/1.000 m3. Mức chênh lệch này dự kiến duy trì đến năm 2026.
Các ước tính trên đã hé lộ thêm thông tin về dự án trị giá 400 tỷ USD giữa đại gia khí đốt Nga Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC). Đây là dự án lớn nhất đến nay của Gazprom, cung cấp khí đốt qua đường ống Power of Serbia.
Tin liên quan |
Kinh tế Việt Nam: Kích hoạt nội lực, bổ sung động lực tăng trưởng |
Tổng thống Nga Vladimir Putin thông tin, giá khí đốt sẽ được thiết lập dựa trên giá dầu thô.
Năm nay, Nga dự kiến bán khí đốt cho Trung Quốc với giá trung bình 297 USD/1.000 m3. Giá bán cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ là 501 USD/1.000 m3.
Năm ngoái, Nga bán khí đốt cho Trung Quốc với giá trung bình 277 USD/1.000 m3. Giá bán cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ là 983 USD/1.000 m3. Giá khí đốt tại châu Âu từng tăng lên mức kỷ lục năm ngoái, do nguồn cung năng lượng bị siết chặt.
* Cũng trong ngày 8/9, số liệu từ chính phủ Tây Ban Nha cho thấy, dù tổng lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Tây Ban Nha đang giảm nhưng nước này ngày càng phụ thuộc vào Nga.
Cores - một cơ quan của Bộ Năng lượng và môi trường Tây Ban Nha - cho biết trong một tuyên bố rằng, nhập khẩu khí đốt từ Nga đã tăng 65% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước, trong khi nước này nhập khẩu khí đốt ít hơn 14% trong tháng.
Kết quả là tỷ trọng khí đốt của Moscow trong tổng lượng nhập khẩu đã tăng lên 28% trong tháng 7, so với mức 14,5% trong cùng tháng năm 2022.
Nga đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho Tây Ban Nha sau Algeria. Moscow bơm khí đốt sang Madrid thông qua đường ống xuyên Địa Trung Hải.
Nhập khẩu của Tây Ban Nha từ các nước xuất khẩu chính như Nigeria, Na Uy, Qatar và Mỹ đều giảm trong tháng 7.
Tính chung 7 tháng đầu năm, nhập khẩu khí đốt từ Nga tăng 70%, chiếm 21% tổng lượng nhập khẩu.
Madrid không phải là khách hàng duy nhất mua khí đốt của Moscow ở Liên minh châu Âu (EU).
Một phân tích cho thấy, trong 7 tháng năm nay, các nước EU đã nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga nhiều hơn khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2021, trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra.
| Dầu Nga vượt mức giá trần, bất ngờ với phản ứng của G7; EU khó từ bỏ hoàn toàn khí đốt Moscow Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cùng đồng minh chưa có kế hoạch thực hiện các cuộc đánh giá ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/9): Một quốc gia châu Âu vẫn ‘nghiện’ khí đốt Nga, Đức quyết giảm nợ bằng mọi giá, UAE-ASEAN tăng hợp tác Ô tô Trung Quốc xuất sang Nga lại lập kỷ lục, EU tiếp tục thực hiện phương án mua chung khí đốt, chứng khoán Mỹ ... |
| Mỹ nói về nỗ lực 'vũ khí hóa' năng lượng của Nga, Áo nỗ lực 'xa rời' khí đốt Moscow Ngày 7/9, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry nhận định, châu Âu đang trở nên mạnh mẽ ... |
| Nga quyết đưa ra ánh sáng vụ Dòng chảy phương Bắc; đây là lý do EU chưa 'đóng băng' dòng chảy LNG của Moscow Ngày 8/9, Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribera khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) hiện chưa có kế hoạch ngăn chặn ... |
| Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Quyền lực khí đốt Nga quá lớn, còn sớm để tự tin nói ‘thời kỳ tồi tệ nhất đã qua’ Thực tế, 13% lượng nhập khẩu LNG vào EU vẫn đến từ Nga. Nếu muốn tránh giá khí đốt tăng đột biến, châu Âu cần ... |