Các đường ống tại cơ sở lưu trữ khí đốt của công ty VNG AG ở Bad Lauchstaedt, Đức. (Nguồn: Reuters) |
Bình luận trên được đưa ra sau khi Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tuyên bố sẽ trì hoãn kế hoạch đưa tuyến đường ống vận chuyển khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) hoạt động trở lại.
Về phía Đức, người phát ngôn Bộ Kinh tế nước này cho hay, Berlin đã có kế hoạch chuẩn bị tốt hơn cho tình huống nguồn cung khí đốt bị cắt đứt so với trước đây.
Người phát ngôn Bộ Kinh tế Đức nêu rõ: “Chúng tôi không có bình luận gì đặc biệt về thông báo của Gazprom, song chúng tôi đã thấy Nga không đáng tin cậy trong những tuần qua. Chúng tôi đã đưa ra các biện pháp nhằm củng cố tính độc lập, tránh phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga.
Đức đã chuẩn bị tốt hơn đáng kể so với một vài tháng trước. Đây là thời khắc khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác chuẩn bị”.
Trước đó, Cơ quan Năng lượng liên bang Đức cũng đã đưa ra bình luận tương tự, đồng thời kêu gọi người dân và các công ty giảm tiêu thụ khí đốt.
Người đứng đầu cơ quan này, ông Klaus Mueller chia sẻ: “Do quyết định của Nga về việc không cho phép vận chuyển khí đốt qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 vào thời điểm hiện tại, các trạm khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), mức dự trữ và phương án tiết kiệm đáng kể đang trở nên ngày càng quan trọng".
| Nga cúp hoàn toàn nguồn cung khí đốt đến Đức Ngày 31/8, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga thông báo đã ngừng hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho Đức thông qua ... |
| Khi châu Âu loay hoay tìm cách 'thoát' khí đốt Nga, giá LNG Mỹ đã kịp 'nhảy vọt' và còn hơn nữa Theo chuyên gia phân tích Lu Ming Pang, thuộc Công ty Tư vấn về năng lượng Rystad Energy của Na Uy, giá khí đốt tự ... |
| Châu Âu sẽ xây dựng 'đảo năng lượng' để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga Các nhà chức trách Đức và Đan Mạch cho biết, dự án "đảo năng lượng Bornholm" đã được lên kế hoạch trước đây có thể ... |
| Cuộc khủng hoảng năng lượng nhiều khả năng khiến châu Âu ngày càng phụ thuộc khí đốt Nga, đồng thời châu lục này có thể ... |
| Ba Lan tìm đến Hàn Quốc khi tìm mua vũ khí, mạnh dạn bỏ qua Đức, vì sao? Một thỏa thuận mua vũ khí lớn giữa Ba Lan và Hàn Quốc được xem là 'cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm' đối với Đức. ... |