Nga phát triển tổ hợp phòng thủ tên lửa Nudol khiến Mỹ dè chừng

Trường Phan
Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang tăng tốc chương trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược, bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa mới đầy hứa hẹn mang tên Nudol nhằm tăng cường sức mạnh cho khu vực Moscow và miền Trung nước Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong những năm gần đây, các quan chức Nga đã nhiều lần thảo luận về chủ đề hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa, đặc biệt là dự án Nudol.

Tuy nhiên, Nga không để lọt bất cứ chi tiết nào liên quan đến dự án khủng này. Chính tính chất quá tuyệt mật nên từ khóa Nudol thu hút sự chú ý của hàng trăm phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.

Nga phát triển tổ hợp phòng thủ tên lửa "Nudol" khiến Mỹ dè chừng
Hình ảnh được cho là bản vẻ tổ hợp tên lửa Nudol. (Nguồn: Top War)

Những tin đồn râm ran

Trong những năm gần đây, lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Quân chủng Phòng không và Không quân Nga đã đề cập đến chương trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến dự kiến hoàn thành vào giai đoạn năm 2021 đến 2022.

Trước đó, quân đội Nga đã có báo cáo về kết quả các cuộc thử nghiệm tên lửa chống tên lửa hiện đại hóa cho tổ hợp A-135. Các vụ phóng thử nghiệm được thực hiện từ bãi thử Sary-Shagan ở Kazakhstan và mỗi lần phóng đều thu về kết quả xuất sắc. Tổ hợp tên lửa này được cho là phát triển dựa trên bản nâng cấp của tên lửa PRS-1 / 53T6.

Tuy nhiên, đạn tên lửa thử nghiệm tại Sary-Shagan đã nhiều lần được nhận dạng chính là đạn của Nudol. Các cuộc thử nghiệm của tổ hợp Nudol được truyền thông nước ngoài liên tục đưa tin, hầu hết trích dẫn nguồn tin từ tình báo Mỹ. Tin tức xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 8/2014 và sau đó xuất hiện thường xuyên hơn.

Các dữ liệu tình báo Mỹ cho biết, có 10 vụ phóng đã được thực hiện cho đến nay và hầu hết đều thành công tại bãi thử Plesetsk. Đặc biệt kể từ năm 2018, tần suất thử nghiệm tăng lên ít nhất 3-4 lần. Các thử nghiệm cuối cùng được biết đến của Nudol diễn ra vào tháng 4 và tháng 12 năm ngoái.

Tên lửa đánh chặn mới được coi là bằng chứng phô trương sức mạnh của Nga nhằm răn đe các hệ thống đối thủ của Mỹ và các đồng minh.

Các vấn đề về cấu hình

Về hình thức kỹ thuật, khả năng chiến thuật, đặc điểm và các khía cạnh khác của tổ hợp Nudol vẫn chưa được tiết lộ. Trước đó, các nguồn tin trong và ngoài nước cho biết một trong những cải tiến chính của dự án A-235 - Nudol là phiên bản di động của bệ phóng chống tên lửa A-135. Một vài hình ảnh rò rỉ trên mạng xã hội cho thấy Nudol được chế tạo trên khung gầm nhiều trục và có hệ thống nâng cho hai container làm nhiệm vụ phóng tên lửa.

Giới chuyên môn cho rằng một loại tên lửa mới sẽ cho phép đánh chặn các mục tiêu đạn đạo ở tầm xa hơn, thậm chí vượt ra bên ngoài bầu khí quyển. Do đó, chúng sẽ hỗ trợ cho tên lửa đánh chặn tầm ngắn PRS-1M hiện nay và tăng tổng diện tích ảnh hưởng của hệ thống phòng thủ tên lửa. Đổi lại, thiết kế cơ động sẽ đảm bảo việc dịch chuyển tên lửa nhanh chóng đến khu vực mong muốn và gia tăng khả năng phòng thủ linh hoạt hơn.

A-235 rất có thể sẽ trang bị đầu đạn của tên lửa đạn đạo, do đó chúng có thể bắn hạ tàu vũ trụ ở quỹ đạo cao hàng trăm km. Tiềm năng này của hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại hóa của Nga đang được các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm.

Phía Nga bác bỏ mọi nghi ngờ về việc chế tạo vũ khí phòng không ngoài không gian. Vì Nga tuyên bố phản đối việc quân sự hóa ngoài không gian. Theo đó, tất cả các tên lửa đánh chặn phòng thủ chiến lược mới đều phát triển chỉ để đối phó tên lửa đạn đạo.

Triển vọng của dự án

Hệ thống chống tên lửa Nudol là một phần của chương trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược lâu dài. Chương trình này mở ra cách tiếp cận tích hợp - song song các sản phẩm mới và những sản phẩm hiện đại hóa từ nền tảng hiện có.

Do những phát triển mới, chất lượng hỏa lực của phòng thủ tên lửa cũng sẽ tăng lên. Tên lửa đánh chặn tầm ngắn PRS-1M hiện đại hóa với hiệu suất bay được cải thiện, tăng độ chính xác và hiệu quả đánh chặn sẽ làm nhiệm vụ tại trong khi chúng hoạt động cố định, sau đó bổ sung thêm tổ hợp di động Nudol để triển khai ở các khu vực khác nhau một cách hợp lí. Do đó, quân đội Nga sẽ thay đổi cấu hình của hệ thống phòng thủ tên lửa trong thời gian ngắn nhất và không tốn kém chi phí và đáp ứng nhiệm vụ ở bất cứ đâu.

Như vậy, trong tương lai gần, khả năng phòng thủ tên lửa chiến lược của Nga sẽ trở nên nhanh hơn, hiệu quả hơn và linh hoạt hơn. Có lẽ quá trình hiện đại hóa tiến triển những đổi mới và lợi thế khác, nhưng vì những lý do nào đó, chúng vẫn chưa được công khai.

Tuy nhiên, dự án Nudol hiện tại được đánh giá có tiềm năng cao và tầm quan trọng lớn đối với phòng thủ tên lửa và an ninh quốc gia của Nga.

TIN LIÊN QUAN
Vì sao tổ hợp tên lửa LORA của Isreal 'ế ẩm'?
Hải quân Mỹ thử nghiệm 'sát thủ' đối với tên lửa Avangard của Nga
Tự nhận là 'tuyến phòng thủ chống Nga' của phương Tây, Ukraine mời gọi Mỹ mang tên lửa Patriot đến 'nhà'
Nga sẽ phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới sử dụng nhiên liệu rắn
Mỹ tập hợp các đơn vị phòng thủ tên lửa ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tiến hành huấn luyện
(theo Top War)

Đọc thêm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

Theo các nguồn tin, Apple có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn phím bấm vật lý trên iPhone 16 và thay vào đó là phím bấm phản hồi xúc giác.
Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Lễ công bố thành lập Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng được tiến hành bằng hình thức trực ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động