Nhỏ Bình thường Lớn

ASEAN thống nhất là cách duy trì cam kết của Mỹ ở khu vực

ASEAN chưa thực sự được đề cập trong chương trình nghị sự của Chính quyền Donald Trump trong ba tháng đầu nhiệm kỳ. Việc này chưa hẳn là tin xấu, nhưng "ngoài tầm nhìn" cũng có thể là "ngoài tầm quan tâm".  
TIN LIÊN QUAN
asean thong nhat la cach duy tri cam ket cua my o khu vuc ASEAN có thể đạt mục tiêu bình đẳng giới vào năm 2030
asean thong nhat la cach duy tri cam ket cua my o khu vuc Philippines tăng cường an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh ASEAN

Sự thay đổi chiến lược

Dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, sự can dự của Mỹ ở Đông Nam Á được tăng cường đáng kể khi đây là một phần trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á.

asean thong nhat la cach duy tri cam ket cua my o khu vuc
Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN tại Sunnylands (Mỹ) ngày 16/2/2016. (Nguồn: Reuters)

Trong đó phải kể đến việc Mỹ tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) và thể chế hóa Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ. Tổng thống Obama đã tham dự hầu hết các hội nghị thượng đỉnh liên quan đến ASEAN. Quan hệ giữa ASEAN và Mỹ đã vươn tới đỉnh cao vào tháng 2/2016 khi Tổng thống Obama mời tất cả các nhà lãnh đạo ASEAN tới Sunnylands (California, Mỹ). Đây là sự kiện đánh dấu bước chuyển trong chính sách đối ngoại của ông Obama so với chính sách "bỏ bê" châu Á của người tiền nhiệm George W. Bush.

Trong 3 tháng sau khi ông Trump lên nắm quyền, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trụ cột kinh tế của chiến lược tái cân bằng đã “chết yểu” và hệ thống hợp tác đa phương thông qua cam kết của Mỹ với ASEAN còn đang bỏ ngỏ. Chủ nghĩa đa phương phải dựa trên sự đánh giá rộng rãi về những lợi ích trong dài hạn, điều vốn không phải lúc nào cũng rõ ràng nếu xét theo những cân nhắc lợi ích thông thường. Chủ nghĩa đa phương còn đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và điều chỉnh với các đối tác khác nhau.

Trong khi đó, Tổng thống Trump lại theo đuổi chính sách "Nước Mỹ trên hết" với cách tiếp cận thực dụng, coi trọng những lợi ích của Mỹ, điều khó có thể thực hiện được ở một cơ chế đa phương tập trung vào hợp tác và dựa trên nguyên tắc đồng thuận kiểu ASEAN. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu ông Trump có tham dự Hội nghị cấp cao EAS và ASEAN-Mỹ hàng năm hay không. Sự hiện diện hay vắng mặt của ông Trump sẽ là tín hiệu rõ ràng về sự cam kết của Mỹ ở khu vực.

Văn hoá ngoại giao châu Á thường đề cao ý nghĩa của sự hiện diện các nguyên thủ quốc gia tại những cuộc họp như vậy, vì đây được coi là kênh quan trọng để phát triển mối quan hệ cá nhân và tình hữu nghị giữa các nhà lãnh đạo. Sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ vào chính năm đánh dấu 20 năm mối quan hệ đối thoại giữa Mỹ - ASEAN có thể sẽ ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ này.

asean thong nhat la cach duy tri cam ket cua my o khu vuc
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thăm Indonesia ngày 20/4 vừa qua là một tín hiệu tốt cho quan hệ Mỹ - ASEAN. (Nguồn: Reuters)

Hy vọng được tạo ra từ hai phía

Đề xuất gần đây của ông Trump về việc tăng chi tiêu quốc phòng lên 603 tỷ USD và tái khẳng định cam kết của Mỹ nhằm đảm bảo an ninh của Nhật Bản cho thấy Mỹ vẫn nắm giữ vai trò bảo đảm an ninh và cân bằng chiến lược, đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc Á. Giáo sư David Shambaugh, chuyên gia các vấn đề chính trị tại Đại học George Washington, nhận định chính quyền của Tổng thống Trump báo hiệu tầm quan trọng của Đông Bắc Á, sau khi người đầu tiên trong nội các, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc. Bước tiếp theo sẽ là Đông Nam Á.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long từng nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái, Trung Quốc sử dụng thương mại như một phần trong chính sách đối ngoại của mình trong khi Mỹ không làm như vậy. Do đó, Mỹ sẽ phải cạnh tranh với Trung Quốc trong việc sử dụng sức mạnh mềm.  Nói cách khác, dấu ấn khu vực của Mỹ nên bao gồm không chỉ Hạm đội 7 mà còn là cả sự tin cậy của các cam kết và ngoại giao tích cực trong khu vực.

Trước hết, chính quyền Trump đã không thành công trong việc tạo dấu ấn vì đã rút khỏi TPP. Việc này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Mỹ với vai trò một quốc gia ủng hộ toàn cầu hóa và mở rộng thương mại toàn cầu. Sau đó là việc Mỹ cắt giảm ngân sách của Bộ Ngoại giao. Hơn nữa, lệnh cấm du lịch của ông Trump nhắm vào một số nước Trung Đông đã gây ra sự lo lắng cho các cộng đồng Hồi giáo ở Indonesia và Malaysia. Một sự thoái lui của Mỹ khỏi ASEAN, nếu có, sẽ làm suy yếu cân bằng ở Đông Nam Á và giúp Trung Quốc vào vị trí trung tâm địa chính trị.

Vẫn có thể hy vọng về tương lai quan hệ Mỹ - ASEAN khi đội ngũ chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump còn đang trong giai đoạn hình thành. Tăng cường hợp tác giữa Washington và ASEAN về chống khủng bố có thể là một lĩnh vực tiềm năng. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của Đông Nam Á - một cơ sở tiềm năng mới cho IS vì lãnh thổ của tổ chức này ở Trung Đông đang thu hẹp lại.

Mục tiêu lâu dài của ASEAN trong thời điểm bất ổn này chắc chắn là phải thống nhất để phát huy được tiềm năng tổng thể của 640 triệu người và nền kinh tế trị giá 2,5 nghìn tỷ USD. Một ASEAN ổn định và thịnh vượng sẽ tạo điều kiện mạnh mẽ hơn để Mỹ hướng tới khu vực. Về phía Mỹ, chính quyền Trump cũng cần sớm có chính sách đối với khu vực. Bởi sự bất định càng lâu thì các bên càng phải gánh nhiều chi phí cơ hội. Chuyến thăm của Phó Tổng thống Mike Pence tới Indonesia vừa rồi là cơ hội tốt để hai bên tìm các cơ hội hợp tác và vạch ra con đường tới tương lai.

asean thong nhat la cach duy tri cam ket cua my o khu vuc Thủ tướng ký Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc ...

asean thong nhat la cach duy tri cam ket cua my o khu vuc Tăng cường truyền thông về ASEAN đến đông đảo người dân

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy vai trò của truyền thông trong tuyên truyền về cộng đồng ...

Mai Lan (theo The TODAY)