Nhỏ Bình thường Lớn

Nga tăng giao dịch ngoại thương bằng đồng Ruble, 'quên' USD; Ấn Độ và Moscow 'rủ' Indonesia gia nhập BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo, các nước “thân thiện” chiếm 3/4 tổng kim ngạch thương mại của Nga.
Nga tăng giao dịch ngoại thương bằng đồng Ruble, 'quên' USD; Ấn Độ và Moscow 'rủ' Indonesia gia nhập BRICS
Đồng Ruble ổn định, Nga có hành động mới về quy định kiểm soát ngoại tệ. (Nguồn: Sputnik)

Ông Putin đưa ra thông tin trên khi bắt đầu bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế St.Petersburg lần thứ 27 (SPIEF 2024) diễn ra ngày 7/6.

Người đứng đầu nước Nga cho rằng, kim ngạch thương mại giữa Moscow và khu vực châu Á đang tăng vọt. Đặc biệt, gần 40% kim ngạch ngoại thương của đất nước hiện được thanh toán bằng đồng Ruble, trong khi tỷ lệ thanh toán bằng đồng USD, Euro và các loại tiền tệ khác của phương Tây giảm đi.

Tin liên quan
Ukraine từ chối vai trò Ukraine từ chối vai trò 'cầu nối' khí đốt Nga, Moscow mất 4,5 tỷ USD mỗi năm, EU không hề hấn?

"Nga sẽ tìm cách tăng tỷ trọng thanh toán bằng đồng tiền của các nước Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Đất nước cần giảm nhập khẩu bằng cách tạo ra các sản phẩm cạnh tranh và tăng đầu tư vào tài sản cố định 60% trước năm 2030", Tổng thống Putin nói.

Nói thêm về BRICS, ông Putin tiết lộ, nhóm đang xúc tiến xây dựng hệ thống thanh toán độc lập với phương Tây. Hệ thống mà BRICS xây dựng sẽ không bị sức ép chính trị tác động, không bị lợi dụng và bị can thiệp từ bên ngoài.

Tổng thống khẳng định: "BRICS có tiềm năng lớn để mở rộng, kết nạp các thành viên mới".

* Theo Jakarta Post, Đại sứ Indonesia tại Ấn Độ và Nga cho biết, các quan chức ở 2 quốc gia này kỳ vọng nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á sẽ gia nhập BRICS.

Cụ thể, phát biểu với tờ báo trên, Đại sứ Indonesia tại Ấn Độ Ina Krisnamurthi cho rằng, Indonesia đã thể hiện rõ năng lực lãnh đạo của mình thông qua các cương vị như chủ trì của Hội nghị thượng đỉnh Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2022, Chủ tịch ASEAN năm 2023 và là nước chủ nhà của Diễn đàn nước thế giới (WWF) trong thời gian gần đây.

Ông Ina cho hay: “Ấn Độ hy vọng rằng, Indonesia có thể gia nhập BRICS vì quốc gia này coi Indonesia là một trong những cường quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".

Trong khi đó, Đại sứ Indonesia tại Nga Jose Tavares cho hay: “BRICS là một diễn đàn có năng lực tự chủ. Khối này có khả năng thay thế cho sự phụ thuộc vào các thể chế đã được thiết lập. Indonesia cần được bảo đảm về an ninh, chủ quyền, quản lý tài chính và thương mại".

Tuy nhiên, cả 2 vị Đại sứ cho biết, chính phủ Indonesia hiện chưa vội vàng cân nhắc ý tưởng gia nhập BRICS.

Thâm hụt thương mại Mỹ tăng tốc; CEO Nvidia gia nhập câu lạc bộ tài sản trăm tỷ USD

Thâm hụt thương mại Mỹ tăng tốc; CEO Nvidia gia nhập câu lạc bộ tài sản trăm tỷ USD

Ngày 6/6, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 4/2024 tăng lên mức ...

Rosatom 'bắt tay' doanh nghiệp Trung Quốc, 'mở khóa' tuyến đường biển qua Bắc Cực

Rosatom 'bắt tay' doanh nghiệp Trung Quốc, 'mở khóa' tuyến đường biển qua Bắc Cực

Ngày 6/6, tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg, cơ quan hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga đã ký bản ghi nhớ ...

Đoàn Việt Nam tiếp xúc song phương tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint-Petersburg lần thứ 27

Đoàn Việt Nam tiếp xúc song phương tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint-Petersburg lần thứ 27

Ngày 6/6, trong khuôn khổ tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint-Petersburg lần thứ 27 tại Liên bang Nga, đoàn Việt Nam đã ...

Doanh nhân Mai Vũ Minh: Nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều triển vọng

Doanh nhân Mai Vũ Minh: Nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều triển vọng

Việt Nam, một quốc gia Đông Nam Á với nền kinh tế năng động, đã trở thành tâm điểm chú ý của các nhà kinh ...

New York Times: Mỹ bất ngờ 'gọi tên' Microsoft, OpenAI và Nvidia, nghiêm túc điều tra một lĩnh vực

New York Times: Mỹ bất ngờ 'gọi tên' Microsoft, OpenAI và Nvidia, nghiêm túc điều tra một lĩnh vực

Theo tờ New York Times, các cơ quan chống độc quyền của Mỹ đang tiến hành điều tra về vai trò của Microsoft, OpenAI và ...

(theo Reuters, Asia News Network)