Nga sẽ hoàn thành việc xây dựng một cơ sở lưu giữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus trước ngày 1/7. (Nguồn: ABC News) |
Ngày 25/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nước này đã ký một thỏa thuận về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ nước láng giềng Belarus.
Theo ông, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từ lâu đã nêu vấn đề triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, nơi giáp biên giới với Ba Lan.
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, động thái như vậy không vi phạm các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân, liên hệ việc Mỹ đã triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của các đồng minh châu Âu.
Nga sẽ hoàn thành việc xây dựng một cơ sở lưu giữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus trước ngày 1/7 và sẽ không thực sự chuyển giao quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân cho Minsk.
Hiện nay, Mocsow đã triển khai 10 máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật và tổ hợp tên lửa Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cho Minsk.
Ngày 26/3, phản ứng trước động thái trên, một quan chức đối ngoại giấu tên của Đức cho rằng, quyết định của Tổng thống Putin là một "nỗ lực khác của Nga nhằm đe dọa hạt nhân" và Berlin sẽ không tự cho phép "bị chệch hướng" do động thái của Moscow.
Nguồn tin nêu rõ: "Việc Tổng thống Putin so sánh động thái này với sự chia sẻ hạt nhân tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là sai lầm và không biện minh được cho quyết định mà Nga đã tuyên bố".
Trong khi đó, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell cho rằng, Belarus không nên hỗ trợ Nga trong vấn đề vũ khí hạt nhân.
Trên Twitter, ông Josep Borrell cho biết: "Belarus để Nga đặt các vũ khí hạt nhân đồng nghĩa với hành động leo thang không thể đảo ngược và đe dọa an ninh châu Âu. Belarus có thể dừng lại, đây là quyết định của họ. EU sẵn sàng có những hành động để đối phó".
Ukraine cũng có phản ứng đầu tiên khi yêu cầu Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc tổ chức một cuộc họp khẩn để đối phó "mối đe dọa hạt nhân" từ Nga.
Bộ Ngoại giao Ukraine nêu rõ: "Ukraine kỳ vọng những hành động hiệu quả để phản ứng với động thái của Điện Kremlin từ Vương quốc Anh, Trung Quốc, Mỹ và Pháp. Chúng tôi yêu cầu tổ chức ngay lập tức một cuộc họp bất thường tại HĐBA nhằm mục đích này".
Ngoài ra, bộ trên kêu gọi cộng đồng quốc tế "thực hiện những biện pháp quyết đoán" nhằm ngăn chặn việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.
Cũng trong một diễn biến liên quan, NATO cùng ngày cho rằng, quyết định của Nga trong việc triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus là "nguy hiểm và vô trách nhiệm".
Về phía Mỹ, Điều phối viên Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ John Kirby cho biết, nước này chưa nhận thấy dấu hiệu về việc Nga chuyển vũ khí hạt nhân sang nước khác.
| Điểm tin thế giới sáng 27/3: Lý do Ukraine 'đòi' HĐBA LHQ họp khẩn, lại nổ súng tại Hamburg (Đức), Trung Quốc-Honduras 'thăng hoa' Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/3. |
| Tổng thống Putin: Nga sẽ sản xuất vũ khí, đạn dược, xe tăng... gấp nhiều lần Ukraine Ngày 25/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tổ hợp công nghiệp-quân sự của nước này đang phát triển với tốc độ rất nhanh ... |
| Nga giành quyền kiểm soát một điểm trọng yếu ở Bakhmut, Ukraine khẩn thiết đề nghị EU một điều Nga đã nắm quyền kiểm soát các xưởng của nhà máy gia công kim loại Artemovsk (AZOM) ở Bakhmut. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine ... |
| Anh tố Nga tiếp tục nhận UAV từ Iran, xung đột ở Ukraine sẽ kết thúc bằng một cuộc tấn công chóng vánh? Ngày 26/3, Anh thông tin rằng Nga đã tái tiếp nhận thường xuyên một số lượng nhỏ máy bay không người lái (UAV) từ Iran, ... |
| Ảnh ấn tượng tuần (20-26/3): Ukraine bắn ‘lão pháo' phòng không S-60 để tập kích mặt đất; quan hệ Nga-Trung cao nhất lịch sử; lần đầu phóng tên lửa in Tổng thống Zelensky tới thực địa Donetsk, Chủ tịch Trung Quốc thăm Nga, Hoàng tử Anh đến biên giới Ukraine-Ba Lan, Thủ tướng Nhật Bản ... |