TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ sẵn sàng đàm phán với Nga về INF với "một số điều kiện nhất định" | |
Nga: "Đình chỉ tham gia INF với Mỹ không có nghĩa là Moscow từ bỏ" |
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko. Ảnh: AFP/TTXVN |
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo International Affairs của Nga, Thứ trưởng Grushko nêu rõ Mátxcơva sẵn sàng thực hiện các biện pháp đáp trả cần thiết để đảm bảo sự cân bằng trong phạm vi liên quan đến hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) song sẽ không triển khai tên lửa ở khu vực thuộc châu Âu của Nga chừng nào Washington không triển khai các cơ sở ở châu Âu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng kêu gọi các nước châu Âu ngăn cản Washington triển khai tên lửa ở châu Âu. Ông cảnh báo các nước này về khả năng Mỹ sẽ tiến hành chuyên chế quân sự và chi phối địa chính trị các nước này.
INF được Mỹ và Liên Xô ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km). Hôm 2/2, Mỹ đã chính thức đình chỉ các nghĩa vụ của nước này trong hiệp ước INF, khởi động tiến trình rút khỏi hiệp ước này kéo dài 6 tháng. Đáp trả động thái của Mỹ, Nga cũng đã đình chỉ các nghĩa vụ của họ trong hiệp ước này. Các động thái của hai cường quốc quân sự làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Âu.
Điều gì xảy ra khi Mỹ, Nga rút khỏi “hòn đá tảng cho hòa bình của thế giới” INF? INF đã có lúc được gọi là “hòn đá tảng cho hòa bình của thế giới”, phát huy vai trò thúc đẩy tích cực đối ... |
Mỹ bắt đầu chế tạo tên lửa hành trình từng bị cấm trong hiệp ước hạt nhân INF Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, trong tuần này họ sẽ bắt đầu sản xuất các bộ phận của tên lửa hành trình phóng từ ... |