Nga và Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chu kỳ hợp tác

Moscow và Ankara đang nỗ lực làm tan băng quan hệ song phương. Động thái này đáp ứng được lợi ích quốc gia của cả hai bên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nga va tho nhi ky quay tro lai chu ky hop tac Nga - Thổ Nhĩ Kỳ: Khi lợi ích kinh tế là tiếng nói chung
nga va tho nhi ky quay tro lai chu ky hop tac Nga - Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí nối lại hợp tác thương mại, năng lượng

Chuyến thăm nhiều điểm đồng

Nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ kể từ sau căng thẳng liên quan đến vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga tại Syria hồi tháng 11/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thực hiện chuyến công du tới Thổ Nhĩ Kỳ hôm 10/10.

Tại cuộc hội đàm ở thành phố Istanbul, ông Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan đã nhất trí thúc đẩy các nỗ lực bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương, và trong thời gian tới, Ủy ban liên chính phủ hai nước sẽ đảm trách công việc này.

nga va tho nhi ky quay tro lai chu ky hop tac
Tổng thống Putin và người đồng cấp Tayip Erdogan. (Nguồn: AP)

Hai nhà lãnh đạo cũng tuyên bố sẽ khôi phục quan hệ hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, theo đó Nga dỡ bỏ từng phần các biện pháp trừng phạt kinh tế và hạn chế đối với những công ty của Thổ Nhĩ Kỳ, "hồi sinh" dự án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" (TurkStream) và nhà máy điện hạt nhân Akkuyu. Tổng thống Putin cũng cho biết, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) sẵn sàng tham gia chế tạo và giúp Thổ Nhĩ Kỳ phóng các vệ tinh liên lạc. Ngoài ra, hai nước cũng sẽ khôi phục các chuyến bay và giải quyết vấn đề thị thực giữa hai nước.

Về phần mình, cùng chung quan điểm với người đồng cấp Nga, Tổng thống Erdogan nhấn mạnh mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Nga đang tiếp tục được cải thiện. Mặc dù, Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhưng Tổng thống Erdogan tuyên bố Ankara vẫn sẵn sàng hợp tác với Moscow trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Ông cũng tin tưởng rằng mối quan hệ song phương sẽ phát triển trong rất nhiều lĩnh vực khác liên quan đến quan hệ song phương như kinh tế - thương mại.

Trong khuôn khổ cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, hai bên cũng dành rất nhiều thời gian để thảo luận về tình hình Syria. Hai bên đã nhất trí rằng Moscow và Ankara sẽ làm tất cả để ủng hộ sáng kiến của Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách vấn đề Syria, ông Staffan de Mistura, về việc rút các nhóm vũ trang không muốn hạ vũ khí ra khỏi thành phố Aleppo để chấm dứt đổ máu. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ việc nhanh chóng ngừng các cuộc giao tranh tại quốc gia Trung Đông vốn chìm trong nội chiến 5 năm qua, đồng thời thể hiện quan điểm chung rằng cần làm tất cả để đưa được hàng viện trợ nhân đạo đến thành phố Aleppo.

Cơ hội cho sự khởi đầu mới

Chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Nga Putin diễn ra trong bối cảnh quan hệ nhiều thăng trầm giữa Moscow và Ankara vừa trải qua giai đoạn căng thẳng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, bắt nguồn từ vụ chiến đấu cơ Su-24 của Nga đang thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố gần biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hồi tháng 11/2015. Moscow đã coi đây là hành động “đâm sau lưng” của những kẻ “đồng lõa với khủng bố", đồng thời yêu cầu Ankara phải đưa ra lời xin lời.

nga va tho nhi ky quay tro lai chu ky hop tac
Phi công bung dù (ảnh nhỏ) thoát khỏi chiếc máy bay Su-24 bị bắn hạ ở gần biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: EPA)

Những tranh cãi, căng thẳng cùng các biện pháp trừng phạt kinh tế và hành động "ăn miếng trả miếng" sau đó giữa hai bên không chỉ làm "tê liệt" quan hệ hợp tác song phương mà còn đẩy Moscow và Ankara đứng bên bờ vực chiến tranh. Tuy nhiên, trong một nỗ lực nhằm hàn gắn quan hệ, ngày 27/6 vừa qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã gửi một bức thư xin lỗi tới Tổng thống Nga Putin liên quan tới vụ Ankara đã bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 của Nga, đồng thời khẳng định mong muốn sớm bình thường hóa quan hệ với Nga.

Đáp lại thiện chí của Ankara, ngày 29/6, Tổng thống Nga đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Putin đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm bán các tour du lịch tới Thổ Nhĩ Kỳ cho công dân Nga và giao cho Chính phủ Nga tiến hành đàm phán nhằm từng bước nới lỏng các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ.

Đặc biệt, trong cuộc đảo chính quân sự bất thành ngày 15/7 ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi mối quan hệ đồng minh trong NATO giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và phương Tây bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thì quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga lại tiếp tục “ấm lên”. Hai nước đã “bắt tay” nhau cùng ngăn chặn các mối đe dọa an ninh tiềm năng cũng như nối lại hợp tác trong các lĩnh vực.

Trong một động thái tích cực, ngày 22/7, Nga đã tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm tạm thời đối với công dân Nga đáp máy bay đến Thổ Nhĩ Kỳ do lo ngại về tình hình bất ổn sau vụ đảo chính bất thành tại nước này. Lệnh cấm tạm thời trên đã được Nga áp đặt ngày 16/7 vì lý do lo ngại tình hình bất ổn sau vụ đảo chính.

Tiếp đó, ngày 9/8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã thực hiện chuyến thăm Nga nhằm cải thiện quan hệ.

Các nhà phân tích cho rằng, việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chu kỳ hợp tác và phát triển đã đáp ứng lợi ích quốc gia của cả hai bên. Đối với Moscow, Ankara là đối tác kinh tế-thương mại chủ chốt, là khách hàng tiêu thụ năng lượng quan trọng hàng đầu của Nga. Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ đang có cơ hội trở thành cầu nối trung chuyển khí đốt của Nga sang thị trường châu Âu khi dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" được khôi phục.

Việc ngừng hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ khiến Nga bị thiệt hại đáng kể trong bối cảnh Moscow đang phải hứng chịu sức ép kinh tế khá nặng nề do các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), cũng như giá dầu mỏ thế giới lao dốc làm thiệt hại của Nga khoảng 150 tỷ USD mỗi năm.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải nếm "trái đắng” trong thời gian bị Moscow áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế. Theo thống kê, chỉ riêng ngành du lịch, vốn đóng góp 4,5% GDP của Thổ Nhĩ Kỳ, đã chịu tổn thất nghiêm trọng khi mỗi năm có tới 5 triệu lượt du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm 12% tổng du khách nước ngoài của nước này.

Do lệnh cấm vận của Nga, tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến giảm 0,3% trong năm 2016, với thiệt hại kinh tế lên tới 9 tỷ USD. Tình trạng bất ổn trong nước, liên tiếp các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ cùng quan hệ căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây đã khiến Ankara nhận ra “sai lầm” trong chính sách của mình và việc khôi phục quan hệ với Nga là bước đi hợp lý.

Với những nỗ lực và thiện chí được cả Moscow và Ankara thực hiện trong thời gian vừa qua, chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Nga Putin được dư luận quốc tế đánh giá là cơ hội cho sự khởi đầu mới trong quan hệ hai nước.

nga va tho nhi ky quay tro lai chu ky hop tac Thổ Nhĩ Kỳ: Phát động chiến dịch tiêu diệt IS ở Syria

Ngày 12/10, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu kêu gọi các bên tham gia cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ...

nga va tho nhi ky quay tro lai chu ky hop tac Thổ Nhĩ Kỳ công bố kết quả chiến dịch quân sự tại Bắc Syria

Ngày 2/10, Bộ Tổng Tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố kết quả chiến dịch quân sự Lá chắn sông Euphrates (Euphrates Shield).

nga va tho nhi ky quay tro lai chu ky hop tac Nga - Thổ Nhĩ Kỳ khởi động tiến trình “hàn gắn”

Ngày 29/6, Tổng thống Nga tuyên bố quyết định bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc điện đàm với người đồng ...

Thu Hiền (theo TTXVN, Sputnik)

Đọc thêm

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là một trong 3 đột phá chiến lược của Việt ...
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4 ghi nhận đồng USD tăng sau khi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

Tin không vui đến với đội tuyển U23 Việt Nam khi Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nặng và nhiều khả năng sẽ chia tay giải bóng đá U23 ...
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động