Ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế nước ngoài

Ngày 30/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế nước ngoài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170531085952 Ngăn chặn khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài
tin nhap 20170531085952 Phần lớn ngư dân và 4 tàu cá của Việt Nam đã được phía Indonesia thả

Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và một số địa phương ven biển.

Việt Nam với đường bờ biển dài 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo ngoài khơi Hoàng Sa và Trường Sa. Biển Việt Nam chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ an ninh chủ quyền của đất nước.

tin nhap 20170531085952
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn, hạn chế tàu cá vi phạm và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.

Trong thời gian qua, ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn với mức tăng trưởng nhanh, sản lượng khai thác thủy sản không ngừng tăng cao, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong những năm qua Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản trên biển. Đến nay số lượng, chất lượng tàu cá đã phát triển mạnh mẽ.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, năm 2016, toàn ngành thủy sản có khoảng 109.000 tàu cá, trong đó có trên 30.000 tàu cá xa bờ, giải quyết sinh kế cho hơn một triệu lao động; tổng sản lượng thủy sản cả nước ước đạt hơn 6,7 triệu tấn (tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2015); trong đó sản lượng khai thác gần 3,1 triệu tấn (tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2015).

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển này, đã xuất hiện tình trạng ngư dân ta đưa tàu đi khai thác trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế nước ngoài.

Tình trạng này không những ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của ngư dân, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước, việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Việt Nam sang các nước.

Nguyên nhân của xu hướng gia tăng này được cho là do lợi ích kinh tế, nhận thức của người dân chưa cao, ý thức chấp hành pháp luật của một số chủ tàu chưa nghiêm, công tác quản lý nhà nước chưa đồng bộ, các cấp chính quyền cơ sở vào cuộc chưa thật sự kiên quyết, chế tài xử phạt chưa nghiêm.

Bên cạnh đó, việc phát triển đội tàu cá còn tự phát, chưa được kiểm soát phù hợp với ngư trường nguồn lợi. Một số vùng biển nguồn lợi hải sản suy giảm nghiêm trọng. Các quy định quản lý về khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản chưa sửa đổi kịp thời; công tác thống kê sản lượng khai thác, năng lực kiểm soát tàu cá trên biển còn hạn chế, chưa được bảo đảm dẫn đến nhiều bất cập.

Để giảm thiểu tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18/5/2010, Công điện số 1329/CĐ-TTg ngày 30/8/2012 và gần đây nhất là Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28/5/2017.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành và địa phương đã thành lập tổ công tác liên ngành Trung ương và địa phương, tham mưu sửa đổi chính sách, đề ra nhiều biện pháp quản lý. Kết quả từ năm 2010-2014 tình hình có giảm.

Tuy nhiên từ năm 2015 đến nay, tình hình vi phạm có xu hướng gia tăng, và diễn biến phức tạp.

Tăng trách nhiệm chủ tàu

Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp nhằm kiềm chế, ngăn chặn tình trạng ngư dân vi phạm vùng đặc quyền kinh tế nước ngoài.

Trước mắt, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố ven biển tiếp tục quán triệt và tập trung nguồn lực triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18/5/2010, Công điện số 1329/CĐ-TTg ngày 30/8/2012 và Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế nước ngoài.

tin nhap 20170531085952

Cùng với đó, phải tham mưu, sửa đổi ngay các quy định phù hợp với các cam kết quốc tế; rà soát sửa đổi các chính sách hiện hành, các quy định để siết chặt công tác quản lý, tăng cường thực thi pháp luật trong quản lý thủy sản để ngăn chặn, giảm thiểu tàu cá và ngư dân vi phạm.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn, hạn chế tàu cá vi phạm và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.

Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát bảo vệ ngư trường biển trên vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam.

Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng có các biện pháp đàm phán với các nước về phân định các vùng biển chồng lấn, tiến hành bảo hộ công dân Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế, pháp luật Việt Nam và nước sở tại.

Về lâu dài, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của lãnh đạo, người dân, để ngư dân thấy được hành vi vi phạm pháp luật, tác hại của hành vi đó đối với đất nước, với  chính ngư dân và gia đình.

Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện, triển khai đồng bộ các chương trình, chiến lược, quy hoạch phát triển ngành thủy sản, trong đó có Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản, Kế hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến 2020, Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Chính sách phát triển thủy sản, khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Cùng với đó, hoàn thiện thể chế liên quan đến khai thác hải sản, đặc biệt phải tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tăng cường chế tài với chủ tàu và trách nhiệm của chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm pháp luật khi khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.

Tăng cường công tác kiểm soát, quản lý nhà nước; kiện toàn, tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật theo hướng thống nhất tổ chức hoạt động, bảo đảm nguồn lực cho triển khai nhiệm vụ được giao.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu tiếp tục đàm phán, ký kết, thiết lập đường dây nóng với các nước giải quyết sự cố nghề cá, chống đánh bắt bất hợp lý. Đàm phán, ký kết một số thỏa thuận hợp tác thủy sản với các nước trong và ngoài khu vực.

tin nhap 20170531085952
Kiểm tra việc đóng tàu cá theo Nghị định 67

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, kiểm tra, làm rõ các vấn đề ...

tin nhap 20170531085952
Bảo hộ công dân việc Malaysia bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam

Hiện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã có công hàm đề nghị các cơ quan chức năng sở tại (Bộ Ngoại giao, Cơ ...

tin nhap 20170531085952
11 ngư dân trên tàu cá đang trôi dạt ở vùng biển Hoàng Sa

Chiều 24/11, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Quảng Ngãi cho biết, 11 ngư dân trên một ...

PV

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm ...
Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Hành động vì bình đẳng giới

Hành động vì bình đẳng giới

Cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tác động vào nhận thức về bình đẳng giới của mọi người.
Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, đứng đầu danh sách những nước có số lượng du học sinh đông đảo nhất tại Mỹ với 331.602 sinh viên trong năm học 2023-2024.
Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Tờ Global Times dẫn kết quả khảo sát của IIE cho biết, số lượng sinh viên Ấn Độ tại Mỹ đã vượt qua Trung Quốc lần đầu tiên trong 15 năm qua.
Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, tổ chức lễ trao tặng sách cho trường tiểu học ở Lào.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Sản phẩm nghiên cứu có thể chặn tới 98% ánh sáng trong dải bước sóng 660-720nm - dải sóng được xác định là nguyên nhân gây co giật ở đa số bệnh nhân động kinh ...
Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Hologram là công nghệ tạo ảnh ba chiều sống động bằng kỹ thuật laser, cho phép hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao và cảm giác thực tế.
Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến tuần 46 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực phía Nam.
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Bác sĩ chuyên về béo phì Li Tangyue (Trung Quốc), cho biết để loại bỏ mỡ nội tạng cần giảm lượng đường nạp vào, tăng chất xơ hòa tan và protein.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Phiên bản di động