Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Văn An
Baoquocte.vn. Báo cáo thường niên về tình hình mua bán người trên thế giới do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đầu tháng 7/2021, mặc dù có nhiều ghi nhận tích cực trong công tác đấu tranh về mua bán người của Việt Nam, nhưng Mỹ tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm 2 cần theo dõi trong năm thứ ba liên tiếp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tuy cách tiếp cận mỗi nước có thể khác biệt, song những đánh giá trong Báo cáo tiếp tục thể hiện sự thiếu khách quan, chưa phản ánh đúng tình hình thực tiễn công tác phòng, chống mua bán người của Việt Nam thời gian qua.

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam vẫn diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng về số vụ, tính chất nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam vẫn diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng về số vụ, tính chất nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Những số liệu thực tế

Qua những nội dung trong Báo cáo, có thể thấy trong ba năm qua, cách tiếp cận về “sự tiến bộ” trong vấn đề mua bán người của Mỹ đối với Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào sự gia tăng về số vụ án, số nạn nhân, số vụ điều tra, truy tố và xét xử, mà không nhìn nhận khách quan những kết quả tích cực ta đạt được trong công tác phòng, chống mua bán người.

Điều đáng nói là cách tiếp cận của Mỹ dựa trên cơ sở thông tin, số liệu được cung cấp bởi các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự thiếu thiện chí với Việt Nam. Vì vậy, không thể phản ánh đúng được thực tiễn và những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành và địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người.

Còn thực tế thì sao? Theo số liệu chính thức, cập nhật tình hình phòng, chống, đấu tranh với tội phạm mua bán người được Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an tập hợp từ các đơn vị, địa phương (từ năm 2010 đến tháng 6/2021), cả nước đã phát hiện gần 3.500 vụ, với 5.000 đối tượng, lừa bán gần 7.500 nạn nhân (từ năm 2019 đến nay, đã phát hiện xảy ra hơn 370 vụ, với gần 500 đối tượng, lừa bán hơn 550 nạn nhân).

Bộ Công an Việt Nam, với vai trò là Cơ quan Thường trực Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Chương trình 130/CP) đã chỉ ra: Tội phạm mua bán người đã xuất hiện trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố. Nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê...

Trong đó, có nhiều vụ mua bán trẻ sơ sinh, bào thai sang Trung Quốc; mua bán nội tạng; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Gần 85% số vụ mua bán người ra nước ngoài, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và Trung Quốc, trong đó, mua bán sang Trung Quốc chiếm 75%.

Theo Cục Cảnh sát Hình sự, năm 2020, mặc dù nhiều nước trong khu vực và thế giới thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19, tình hình hoạt động tội phạm mua bán người có chiều hướng giảm, nhưng do tính chất siêu lợi nhuận của hoạt động mua bán người, các đối tượng phạm tội thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn để đối phó với lực lượng thực thi pháp luật và hình thành nhiều đường dây, băng nhóm xuyên quốc gia với quy mô, tính chất ngày càng phức tạp.

Thủ đoạn phạm tội của các đối tượng chủ yếu là lợi dụng tình trạng khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, thiếu việc làm, trình độ học vấn thấp, nhẹ dạ cả tin của người bị hại để lừa bán nạn nhân từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp, hoặc ra nước ngoài, trong đó trên 85% nạn nhân là phụ nữ, trẻ em.

Thời gian gần đây, đối tượng phạm tội lợi dụng chính sách mở, thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh tổ chức thành những đường dây đưa người ra nước ngoài dưới dạng du lịch, thăm thân, lao động trái phép. Sau đó thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, không làm các thủ tục cư trú, bắt lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục.

Về đối tượng phạm tội, chủ yếu là số đối tượng lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về tội mua bán người (chiếm 22%); người nước ngoài thông qua công ty môi giới vào Việt Nam dưới dạng thăm quan, du lịch, hoạt động kinh doanh rồi móc nối, cấu kết với cò mồi, môi giới người Việt Nam, dẫn dắt hình thành những đường dây mua bán người xuyên quốc gia, quốc tế.

Một số người từng là nạn nhân hoặc lấy chồng người nước ngoài khi về thăm quê lại trở thành thủ phạm dụ dỗ, lừa bán những phụ nữ, trẻ em khác, kể cả người thân trong gia đình; hoặc lợi dụng việc buôn bán, làm ăn qua lại biên giới hay kinh doanh các dịch vụ dọc biên giới, thông thạo địa bàn đã tham gia hoạt động phạm tội.

Để thực hiện tốt hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người, cần triển khai thực hiện có hiệu quả Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người; Công ước TOC; Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em; Tuyên bố chung và Kế hoạch phối hợp hành động Tiểu vùng sông Mekong về phòng, chống mua bán người; Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người; gia nhập và tổ chức triển khai thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế song phương về phòng, chống mua bán người với các nước khác trong khu vực hoặc có đông nạn nhân là người Việt Nam bị mua bán.

Kiên quyết xử lý tội phạm, hỗ trợ nạn nhân

Trong công tác điều tra, truy tố và xét xử, lực lượng Công an phối hợp với Biên phòng các cấp đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình; xây dựng và phối hợp triển khai hàng chục kế hoạch nghiệp vụ, điều tra theo tuyến, địa bàn trọng điểm.

Hằng năm, mở cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc; phối hợp với lực lượng Công an, Biên phòng các nước có chung đường biên giới triển khai các biện pháp phòng ngừa, trao đổi thông tin, phối hợp điều tra, bắt giữ, chuyển giao đối tượng phạm tội, giải cứu nạn nhân.

Ban Chỉ đạo 138/CP ban hành các kế hoạch chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tổ chức tổng điều tra, rà soát tình hình hoạt động tội phạm mua bán người và các đối tượng khác có liên quan theo từng giai đoạn và hàng năm, được cập nhật, bổ sung số liệu kịp thời.

Kết quả là từ năm 2019 đến tháng 6/2021, lực lượng Công an, Biên phòng đã điều tra, khám phá hơn 320 vụ, bắt 420 đối tượng phạm tội mua bán người và các tội có liên quan đến mua bán người.

Bên cạnh đó, công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; xây dựng, hoàn thiện pháp luật; hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người cũng không ngừng được tăng cường và thực hiện hiệu quả.

Qua đó góp phần giải cứu, tiếp nhận và hỗ trợ hàng trăm nạn nhân bị mua bán hồi hương, tái hòa nhập cộng đồng; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý hỗ trợ hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.

Đồng thời không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế, nhất là các nước trong khu vực và có đông nạn nhân là người Việt Nam bị mua bán nhằm tranh thủ các nguồn lực cho công tác này và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, giải cứu nạn nhân bị mua bán.

Ngăn chặn tội phạm mua bán người
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Công an và Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người, ngày 30/7/2019 tại tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lạng Sơn. (Nguồn: TTXVN)

Có thể khẳng định, công tác phòng, chống tội phạm mua bán người đã được các bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đặc biệt là hoạt động của Cơ quan thường trực Chương trình 130/CP ở Trung ương và địa phương trong việc tham mưu đề xuất các chương trình, kế hoạch chỉ đạo thực hiện Chương trình, nhất là tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg (ngày 09/02/2021) về phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; kịp thời ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Luật phòng, chống mua bán người; sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự phần có liên quan đến tội phạm mua bán người; phê chuẩn Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước TOC), Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em bổ sung cho Công ước TOC và ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý cho các cấp, các ngành, địa phương thực hiện.

Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Phòng, chống mua bán người là một nhiệm vụ khó khăn phức tạp, đặc biệt là trong xu thế tình hình tội phạm trên thế giới và khu vực ngày càng gia tăng. Để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, từng bước nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chức năng cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, cơ quan Thường trực phòng, chống tội phạm các cấp phải làm tốt vai trò tham mưu cho Chính phủ và UBND các cấp chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả Quyết định số 193/TTg (ngày 9/2/2021) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 130/CP giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê theo dõi toàn diện về công tác phòng, chống mua bán người.

Hai là, đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp tại cộng đồng, tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7 và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7”. Phối hợp tổ chức các chiến dịch truyền thông tại cộng đồng, nhất là các địa bàn trọng điểm.

Duy trì, nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ phòng, chống mua bán người hoạt động hiệu quả; lồng ghép và truyền tải thông điệp phòng, chống mua bán người vào các chương trình giáo dục công dân, giáo dục ngoại khóa của các cấp học, ngành học.

Ba là, tổ chức điều tra cơ bản nắm chắc tình hình hoạt động tội phạm mua bán người và các đối tượng khác có liên quan, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm mua bán người.

Điều tra, khám phá các vụ án, đường dây tội phạm mua bán người, truy bắt đối tượng phạm tội, giải cứu và bảo vệ nạn nhân. Hằng năm, mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc, trọng tâm trên các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và Trung Quốc.

Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm; phối hợp chặt chẽ trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự vụ án mua bán người; lựa chọn án điểm và tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án mua bán người; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự, đặc biệt với nạn nhân là trẻ em.

Ngăn chặn tội phạm mua bán người
Lực lượng Công an và Bộ đội Biên phòng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La về phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người. (Nguồn: TTXVN)

Bốn là, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ và bí mật thông tin; hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán trở về theo quy định của pháp luật; sơ kết, tổng kết, đề xuất sửa đổi, bổ sung trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân bị mua bán cũng như về chế độ, chính sách hỗ trợ; quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội…

Năm là, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là tổng kết, sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống mua bán người; xây dựng hướng dẫn bảo đảm áp dụng thống nhất trong hoạt động xét xử các vụ án mua bán người, nghiên cứu xây dựng án lệ; rà soát, hoàn thiện các quy định về quản lý hộ tịch, tăng cường kiểm tra công tác hộ tịch, đăng ký kết hôn, cho, nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Bộ Công an đã phối hợp với Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (INTERPOL), Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Nam Á (ASEANPOL); lực lượng chức năng các nước láng giềng, các nước có đông nạn nhân là người Việt Nam để trao đổi thông tin, thiết lập đường dây nóng, xác định cơ quan đầu mối phối hợp điều tra, bắt giữ, chuyển giao tội phạm, giải cứu, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán.

Duy trì kênh liên lạc với Bộ Ngoại giao Mỹ và các nước, các tổ chức quốc tế nhằm cung cấp thông tin về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, để có đánh giá khách quan về công tác phòng, chống mua bán người của Việt Nam trong Báo cáo thường niên về tình hình mua bán người trên thế giới.

Điểm sáng hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm tội phạm xuyên biên giới

Điểm sáng hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm tội phạm xuyên biên giới

Mạng lưới Văn phòng liên lạc qua biên giới (BLO) ở Việt Nam đã hỗ trợ tích cực cho các lực lượng chức năng thực ...

Nạn mua bán người và những con số

Nạn mua bán người và những con số

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam vẫn diễn biến hết sức phức tạp và có chiều ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio chào từ biệt

Đại sứ Yamada Takio khẳng định, dù ở cương vị nào cũng sẽ nỗ lực, ủng hộ cho phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả hợp tác của Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam thời gian qua.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei Daruusalam.
XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 24/4/2024. kết quả xổ số ngày 24 tháng 4. xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4 - xổ số hôm nay 24/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. xổ số miền Nam ngày ...
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

44 luật được thông qua trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người cho thấy nỗ lực bảo đảm quyền của con người tại Việt Nam.
Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Quốc hội Đức đã bỏ phiếu tán thành việc cung cấp thẻ thanh toán cho người di cư và tị nạn thay thế tiền mặt.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động