TIN LIÊN QUAN | |
Tìm giải pháp phát triển thị trường vốn, tài chính Việt Nam | |
Gọi vốn ngân hàng vào tăng trưởng xanh và phát triển bền vững |
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định, nông nghiệp, nông thôn có vị trí quan trọng, vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hoi. Đối với ngành ngân hàng, đây cũng là một lĩnh vực đầy tiềm năng được ưu tiên đầu tư vốn tín dụng.
Theo đánh giá của NHNN về kết quả thực hiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, việc đẩy mạnh triển khai các chương trình đã đáp ứng được kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và nhu cầu vốn phục vụ phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể giúp người vay vốn sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. Từ đó góp phần đẩy lùi tình trạng tín dụng đen ở khu vực nông thôn.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Ly Ly) |
Đặc biệt, Nghị định 116 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55 đã nâng mức vốn cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xã, đây là điều kiện tốt nhất cho người dân vùng sâu, vùng xa không có tài sản đảm bảo nhưng vẫn có thể tiếp cận được với nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh...
Tuy nhiên, theo Phó thống đốc NHNN, thời gian qua, tình hình tín dụng đen vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế - xã hội. Điều này cho thấy, thực tế là người dân vẫn chưa lường hết được tác hại và vẫn đang tìm đến các hình thức cho vay nặng lãi.
Tại Hội nghị, đại diện Bộ Công an cũng đã chỉ ra thực trạng, cách nhận diện tín dụng đen, các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động này.
Đối tượng cho vay tín dụng đen hầu hết là các cá nhân, doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng, có hoạt động cho vay trái phép đối với người dân vay tiền, với lãi suất cao.
Thủ đoạn cho vay tinh vi, thông qua hình thức từ phát tờ rơi, treo áp phích nơi công cộng (trên cây, bờ tường, cột điện, tủ điện,… dọc theo các tuyến đường, ngõ hẻm) đến sử dụng mạng xã hội hoặc núp bóng dưới hình thức cửa hàng cầm đồ, công ty tư vấn đầu tư, dịch vụ tài chính… với những quảng cáo “kết nối khách hàng - ngân hàng”, hỗ trợ vay vốn, cho vay tiêu dùng, hình thức cho vay không cần thế chấp hoặc chỉ cần cầm giấy tờ xe máy, bằng lái xe, thẻ sinh viên…
Bẫy tín dụng đen đang có mặt phổ biến ở nhiều vùng quê. (Nguồn: Một Thế giới) |
Để đẩy lùi tín dụng đen, ngành ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể: Triển khai mạnh chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng; Đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng, các gói tín dụng hỗ trợ phù hợp với từng phân khúc, đối tượng khách hàng; Mở rộng mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng ở những địa bàn có mạng lưới hoạt động ngân hàng chưa tương xứng với nhu cầu tiếp cận tín dụng, điểm nóng về tín dụng đen; Phát triển các gói sản phầm cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu nâng cao đời sống chính đáng của người dân…
NHNN cũng đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cần triển khai thêm gói tín dụng cho vay tín chấp khoảng 5.000 tỷ đồng để phục vụ các nhu cầu vốn cấp bách của người dân, hộ gia đình khu vực nông nghiệp, nông thôn; Ngân hàng Chính sách xã hội bổ sung thêm chương trình cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác với mức lãi suất hợp lý, không phải cấp bù từ ngân sách nhà nước…
Tài chính vi mô là “đòn bẩy” giúp phụ nữ thoát nghèo Với điều kiện vay vốn đơn giản, không cần tài sản thế chấp, cấp và nhận vốn ngay tại nơi người dân sinh sống, tài ... |
Ngành Ngân hàng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính Sáng 26/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác cải cách hành chính 6 tháng cuối ... |
Nhận diện bẫy tín dụng “đen” Thời gian qua, tại một số địa phương xuất hiện những vụ vỡ tín dụng “đen”… Nhận diện để tránh bẫy tín dụng đen là .. |