TIN LIÊN QUAN | |
Tạo thuận lợi cho du khách Việt tới Pháp | |
Khi người Hàn quảng bá du lịch Việt |
Gần đây, đã xảy ra một số tai nạn nghiêm trọng trong lĩnh vực du lịch, đứng trước thực trạng như vậy, Tổng cục Du lịch đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh lữ hành, nhằm giảm bớt rủi rõ có khả năng xảy ra.
Cơ quan chức năng kiểm tra tour du lịch mạo hiểm vượt thác Datanla. (Nguồn: TTXVN) |
Những hậu quả khôn lường
Hồi cuối tháng 2 vừa qua, Công ty Du lịch Đam Mê ở Tp. Đà Lạt đã tổ chức đưa 3 khách du lịch người Anh tham gia tour du lịch và chơi trò chơi mạo hiểm. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyến tour du lịch, Công ty đã không mua vé vào khu du lịch mà đi “chui” vì vậy mà du khách đã không được trang bị dụng cụ an toàn. Ba du khách đã men theo triền thác thì bị trượt chân và đã tử nạn tại Datanla.
Trước đó, ngay từ đầu năm 2015, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã không dưới 5 lần khuyến cáo các đơn vị kinh doanh du lịch về các quy định cũng như những rủi ro của loại hình du lịch này. Nhưng trên thực tế có nhiều công ty tự tổ chức tuyến, đưa khách đi chơi các loại hình du lịch mạo hiểm không liên kết mua vé chính thức, đi “chui” và tất nhiên đã không đảm bảo an toàn.
Ông Võ Đức Trung - Giám đốc Công ty cổ phần Mạo hiểm Việt, là người có 10 năm kinh nghiệm kinh doanh loại hình này - thừa nhận cảm thấy “hãi hùng” về tính chuyên nghiệp của một số công ty kinh doanh dịch vụ này. Có những công ty đưa 20-30 khách nhưng chỉ có hai hướng dẫn viên đi kèm, chưa kể hướng dẫn viên thường dẫn khách đi “chui” nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. “Chúng ta không thể vừa làm vừa rút kinh nghiệm như các loại hình vui chơi khác được, nếu không muốn còn phải trả giá đắt như vụ ba du khách người Anh” – ông nói.
Còn gần đây nhất là vụ chìm tàu ở Đà Nẵng. 56 người bị chìm trong đó 53 người được cứu sống, 3 người đã tử nạn. Đó là tàu ĐNa 0016 Thảo Vân 2, có chủ tàu là ông Võ Quốc Hùng, do tài công Lê Công Chí, trú tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng điều khiển. Tài công Lê Công Chí có bằng thuyền trưởng tàu thuỷ nội địa hạng 3. Tàu có sức chở 28 người. Tuy nhiên, tàu đã chở đến 56 người, do qua tải chiếc tàu đã bị chìm. Rất may trong số đó 53 người được cứu sống và chỉ có 3 người đã bị tử nạn.
Rà soát hoạt động kinh doanh lữ hành
Trước những vụ tại nạn thảm khốc liên quan đến hoạt động lữ hành, làm ảnh hưởng lớn tới hình ảnh quốc gia, hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam nói chung, Tổng cục Du lịch đã có nhiều hoạt động chấn chỉnh các đơn vị kinh doanh lĩnh vực du lịch, trong đó là việc thành lập nhiều đoàn kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh lữ hành.
Cụ thể, ngày 20/6 vừa qua, Tổng cục Du lịch đã thu hồi 5 Quyết định công nhận cơ sở lưu trú đạt hạng 3 sao và 4 sao của các công ty tại tỉnh: Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa. Đặc biệt, Đoàn kiểm tra của Tổng Cục du lịch đã kiểm tra Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Silent Bay từ ngày 17-18/6. Qua kiểm tra đã phát hiện ra nhiều sai phạm trong hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Silent Bay như không thực hiện chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định, không làm thủ tục đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế khi thay đổi người đại diện của pháp luật, sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo khi lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, không cung cấp được xác nhận kinh nghiệm của người điều hành, sử dụng người nước ngoài làm việc tại công ty không tuân thủ những quy định của pháp luật, chưa thực hiện thông báo thay đổi địa điểm trụ sở.
Trước hàng loạt những sai phạm của Silent Bay, ngày 21/6, Tổng cục Du lịch đã ra Quyết định số 377/QĐ-TCDL về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch.
Tổng cục Du lịch cũng yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên, khu tuyến điểm du lịch; thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình liên quan tới kinh doanh du lịch để phổ biến tới các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn; công bố công khai các doanh nghiệp, nhà hàng, các đối tượng vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch trên trang web chính thức của địa phương.
Hy vọng với sự vào cuộc mạnh mẽ của Tổng Cục du lịch và các sở du lịch địa phương trên cả nước sẽ giúp ổn định tốt hơn hoạt động kinh doanh lữ hành.
38 hãng lữ hành quốc tế tiếp xúc, tìm hiểu thị trường du lịch Hạ Long Hội chợ Du lịch Quốc tế TP Hồ Chí Minh 2011 với chủ đề “Bốn quốc gia - Một điểm đến” (ITE HCMC 2011) sẽ ... |
Những điểm “phải đến” trong 2010 Đầu Năm Mới thường là thời điểm để các tổ chức, tạp chí du lịch, công ty lữ hành quốc tế... tung ra dự báo ... |
Mạnh tay với hoạt động kinh doanh lữ hành Đây là động thái của Tổng Cục Du lịch trước hàng loạt các sai phạm dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra trong ... |