Ngày Nước thế giới 2023: Israel đồng hành cùng Việt Nam trong quản lý và sử dụng nước hiệu quả

Thu Trang
Nhân Ngày Nước thế giới 2023, ông Gal Saf, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, đã chia sẻ với TG&VN về giá trị của nước, kinh nghiệm quản lý nước, cũng như hợp tác Việt Nam-Israel trong lĩnh vực này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Gal Saf, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Israel tại Việt Nam. (Nguồn: ĐSQ Israel tại VN)
Ông Gal Saf, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Israel tại Việt Nam. (Nguồn: ĐSQ Israel tại VN)

Ngày Nước thế giới năm 2023 với chủ đề “Thúc đẩy sự thay đổi” nhằm khuyến khích con người thay đổi từ những hành động nhỏ trong cách sử dụng, tiêu thụ cũng như quản lý nguồn nước. Ông đánh giá chủ đề này có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?

Israel từ lâu đã đưa vào nền văn hóa của mình một triết lý về nước là “mỗi giọt nước đều có giá trị”. Đối với một quốc gia khô hạn, khan hiếm nước như Israel, nước là một phần không thể thiếu trong sự tồn tại của con người và là cơ sở cho mọi thứ khác như nông nghiệp, cơ sở hạ tầng,…

Đối với Việt Nam, sự thay đổi và góc độ này đến khá muộn, vì Việt Nam xưa nay là một vùng đất dồi dào nước với số lượng lớn sông hồ. Điều này có thể khiến con người bối rối về nhu cầu thực tế cần thận trọng với việc tiêu thụ nước.

Ở Israel, mọi đứa trẻ đều biết đóng vòi nước khi đánh răng hoặc đóng vòi nước bất kỳ trên đường nếu nó đang bị rò rỉ. Khi chúng ta hiểu rằng, nước là của chung và nếu ai cũng tiết kiệm nước thì ai cũng được hưởng lợi từ nguồn nước trong lành hơn, được kiểm soát chặt chẽ hơn, bạn sẽ thấy sự thay đổi.

Xin ông cho biết chính sách hoặc mô hình quản lý nước ở Israel nhằm giúp đất nước vượt qua tình trạng khan hiếm nước và điều kiện khí hậu khó khăn?

Israel là một quốc gia khô hạn, khoảng 60% diện tích đất của chúng tôi là sa mạc và các nguồn nước vô cùng khan hiếm. Hơn nữa, theo các nghiên cứu, Israel rất dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu và dự báo có thể sẽ phải đối mặt với một giai đoạn nghiêm trọng trong vài năm tới.

Từ rất sớm, vào những năm 1950, chúng tôi đã hiểu rằng chúng tôi không thể chờ đợi những năm khí hậu tốt hay nguồn lực để mua nước bên ngoài, chúng tôi sẽ phải sở hữu các giải pháp của riêng mình và thực hiện chiến lược quốc gia tổng thể về nước.

Chiến lược này bao gồm sự phối hợp giữa chính phủ và khu vực tư nhân, nhằm đưa ra các quy định, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng quốc gia và khu vực, đồng thời thúc đẩy các công ty tư nhân đưa ra các giải pháp cho thị trường.

Bằng cách đó, Israel đã trở thành quốc gia đi đầu trên thế giới về khử muối trong nước biển, tái sử dụng nước lợ và nước thải trong nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời thực hiện các phương pháp tiết kiệm nước như tưới nhỏ giọt và vòi tiết kiệm nước bổ sung trong sinh hoạt thường ngày, từ vòi bếp đến vòi tắm.

"Khi chúng ta hiểu rằng nước là của chung và nếu ai cũng tiết kiệm nước thì ai cũng được hưởng lợi từ nguồn nước trong lành hơn, được kiểm soát chặt chẽ hơn, bạn sẽ thấy sự thay đổi", ông Gal Saf, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Israel tại Việt Nam.

Israel là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực quản lý nước với công nghệ cao. Ông hãy chia sẻ một số kinh nghiệm về sử dụng nước và công nghệ quản lý nước ở Israel?

Israel sử dụng các nhà máy khử muối, nước tái chế và công nghệ xử lý nước tiên tiến để đảm bảo nước uống an toàn và các mục đích sử dụng khác.

95% nước thải ở Israel đang được xử lý và 86% trong số đó được tái sử dụng cho nông nghiệp và công nghiệp. Điều này có nghĩa là một mặt các ngành này có được nước ngọt và sạch để sử dụng, nhưng mặt khác không để nước uống lãng phí.

Israel đã xây dựng nhà máy khử muối lớn nhất thế giới và 70% lượng nước mà người Israel uống đến từ biển Địa Trung Hải. Ngoài ra, các công ty của Israel đã áp dụng công nghệ và sáng tạo để đổi mới và giảm tỷ lệ thất thoát nước trung bình trên toàn quốc xuống 10% trong những năm gần đây, so với mức trung bình toàn cầu là khoảng 30%.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, vì Israel luôn trong tình trạng thiếu nước, các công ty của chúng tôi đã tạo ra công nghệ dựa trên một khái niệm mang tính cách mạng: lấy nước từ không khí. Quá trình này đơn giản, hiệu quả và có thể sản xuất ít nhất 800 lít nước mỗi ngày.

Nhà máy khử muối Sorek ở Israel. (Nguồn: israel21c)
Nhà máy khử muối Sorek ở Israel. (Nguồn: israel21c)

Việt Nam và Israel đã hợp tác như thế nào trong quản lý nguồn nước và hai nước chúng ta cần làm gì để thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực này?

Hiệu quả sử dụng nước luôn là một phần trong mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Việt Nam và Israel. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1993, hai quốc gia đã làm việc cùng nhau để phát triển các giải pháp sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nước của cả hai bên.

Sự kiện đáng chú ý có thể kể đến là diễn đàn song phương về hợp tác thương mại và công nghệ giữa hai nước. Nhà nước Israel với đại diện là Cơ quan Hợp tác và phát triển quốc tế (MASHAV) và Ủy hội sông Mekong (MRC) cũng đã kí kết Bản ghi nhớ về hợp tác quản lý và phát triển nước ngầm, giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của MRC và các thành viên.

Các cán bộ Việt Nam thường xuyên sang Israel để tham gia các khóa học ngắn hạn về thủy lợi và quản lý tài nguyên nước. Hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước và hệ thống lọc tuần hoàn thủy sản do Israel tài trợ đã có mặt tại các trường đại học ở Việt Nam để phục vụ giảng dạy như ở Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, các chuyên gia Israel đã đến Việt Nam để tư vấn cho các dự án liên quan đến tài nguyên nước. Gần đây nhất, vào tháng 11/2022, các chuyên gia của Cơ quan Quản lý nước Israel và các chuyên gia Anh đã thảo luận với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chương trình hỗ trợ quản lý nước vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Ngoài ra, Phòng Kinh tế và thương mại Israel tại Việt Nam đã tổ chức một số buổi giới thiệu doanh nghiệp và hội thảo hàng năm tại các tỉnh ở Việt Nam, cũng như hỗ trợ các phái đoàn đến thăm Israel và Việt Nam. Trong khu vực tư nhân, các công ty ngành nước tốt nhất của Israel có quan hệ làm việc với các công ty và tập đoàn nông nghiệp lớn của Việt Nam để triển khai công nghệ của Israel tại Việt Nam.

Để thúc đẩy hợp tác hơn nữa giữa Việt Nam và Israel trong lĩnh vực quản lý nước, điều quan trọng là cả hai nước cần tiếp tục phát triển các dự án và sáng kiến chung tập trung vào bảo tồn, tái sử dụng và quản lý nước.

Ngoài ra, Israel có một số giải pháp tiên tiến nhất trong lĩnh vực này, như cảm biến tiên tiến, hình ảnh vệ tinh và các công nghệ khác để theo dõi mực nước và chất lượng nước. Hầu hết các dự án này chưa được thực hiện ở Việt Nam nhưng có thể giúp Việt Nam quản lý tốt hơn nguồn nước và ứng phó tốt hơn với lũ lụt và hạn hán.

Các chuyên gia Israel và Việt Nam tại buổi khai trương hệ thống lọc nước do Israel lắp đặt tại Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh. (ĐSQ Israel tại VN)
Các chuyên gia Israel và Việt Nam tại buổi khai trương hệ thống lọc nước do Israel lắp đặt tại trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: ĐSQ Israel tại Việt Nam)

Giải pháp, công nghệ về nước cụ thể của Israel có thể áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất và sinh hoạt của Việt Nam như thế nào?

Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cam kết hỗ trợ nỗ lực của quốc gia trong việc cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và giảm thiểu tình trạng khan hiếm nước.

Các giải pháp và công nghệ về nước của chúng tôi có thể giúp cải thiện chất lượng nước, giảm lãng phí nước và tăng hiệu quả sử dụng nước. Một số ví dụ đáng chú ý là hệ thống phát hiện và sửa chữa rò rỉ tự động, có thể giảm đáng kể lượng nước thất thoát (NRW); các hệ thống và công cụ quản lý dữ liệu sẽ giúp các thành phố và tổ chức không chỉ có cái nhìn tập trung về hệ thống nước của họ mà còn giúp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và cơ sở hạ tầng hiệu quả về chi phí trong hệ thống hiện tại; và các hệ thống tưới tiêu tiên tiến (ví dụ như hệ thống không dây Internet of Things) không chỉ có thể giảm lượng nước sử dụng mà còn cả chi phí trang trại, số giờ lao động và chi phí bảo trì.

Tôi tin rằng, hầu hết các giải pháp của Israel đều phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam trong lĩnh vực nước và tôi rất vui khi thấy ngày càng có nhiều sự hợp tác trong những năm gần đây giữa Israel và Việt Nam.

Phòng Kinh tế và thương mại Israel tại Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp hai nước mong muốn hợp tác, tìm hiểu cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực này.

Xin cảm ơn ông!

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Góp phần hiện thực hóa mục tiêu Net Zezo vào năm 2050

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Góp phần hiện thực hóa mục tiêu Net Zezo vào năm 2050

Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những hoạt động truyền thông thuộc ...

Thông điệp về một Việt Nam chủ động, tích cực cùng thế giới quản lý, sử dụng nguồn nước vì phát triển bền vững

Thông điệp về một Việt Nam chủ động, tích cực cùng thế giới quản lý, sử dụng nguồn nước vì phát triển bền vững

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) chia sẻ về sự tham gia ...

Đại sứ Nguyễn Văn Thảo: Việt Nam-Bỉ cùng đắp xây mối quan hệ 50 năm tin cậy, thực chất và hiệu quả

Đại sứ Nguyễn Văn Thảo: Việt Nam-Bỉ cùng đắp xây mối quan hệ 50 năm tin cậy, thực chất và hiệu quả

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Bỉ (22/3/1973-22/3/2023), Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ Nguyễn ...

Hội nghị Nước 2023 của Liên hợp quốc và câu chuyện biến nước thải thành nước uống của 'đảo quốc sư tử'

Hội nghị Nước 2023 của Liên hợp quốc và câu chuyện biến nước thải thành nước uống của 'đảo quốc sư tử'

Cùng TG&VN tìm hiểu những nội dung chính của Hội nghị Nước năm 2023 của Liên hợp quốc và học hỏi kinh nghiệm đáng quý ...

Ngày Nước thế giới 22/3: Báo động tình trạng khan hiếm, LHQ nói 'quốc tế đang đi chệch hướng'

Ngày Nước thế giới 22/3: Báo động tình trạng khan hiếm, LHQ nói 'quốc tế đang đi chệch hướng'

Trong báo cáo được công bố ngày 22/3, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo, nguồn nước của thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng ...

(thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển nữ futsal Việt Nam giành chiến thắng trước đội tuyển nữ futsal Thái Lan ở trận chung kết để nhận HCV giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động