Đây là hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia của thanh niên, cộng đồng và các bên liên quan trong việc nâng cao nhận thức, kêu gọi và lan tỏa các hành động liên quan đến giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường tại Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà.
Thanh niên cùng người dân dọn rác tại khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà. (Nguồn: BTC) |
Sự kiện được tổ chức cùng hoạt động “Ngày chủ nhật xanh” của thị trấn Cát Bà, nằm trong khuôn khổ “Sáng kiến Thanh niên và đổi mới sáng tạo vì Đại dương Xanh” do UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà phối hợp tổ chức, với sự hỗ trợ của Quỹ Coca-Cola Foundation.
Sự kiện có sự tham gia của khoảng 500 đại biểu, gồm: đại diện UNESCO tại Việt Nam, đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường, Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và sinh quyển (MAB) Việt Nam; Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam, đại diện The Cocacola Foundation, các đại biểu thành phố Hải Phòng, Cát Hải, Cát Bà, các nhóm nhà khoa học trẻ, thanh niên, sinh viên, cơ quan thông tấn báo chí...
Cùng Lễ phát động chương trình là các hoạt động ý nghĩa, như dọn vệ sinh các bãi cạn và các bến tàu, vớt rác trên vịnh và đảo nhỏ bằng thuyền…
Trong những năm gần đây, các hoạt động bảo vệ môi trường mà nổi bật là các chiến dịch giảm thiểu rác thải nhựa đang được lan tỏa rộng khắp.
Các Khu dự trữ sinh quyển, đặc biệt những khu dự trữ sinh quyển ven biển, là những khu vực tiên phong thực hiện phong trào sống xanh, nói không với rác thải nhựa, hướng tới một tương lai không rác nhựa tại các khu dự trữ sinh quyển.
Tiêu biểu là Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, một địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hải Phòng. Lượng khách du lịch đến tham quan Cát Bà ngày một tăng kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng. Khối lượng rác thải gia tăng tạo gánh nặng lên khả năng quản lý rác của địa phương và đe dọa môi trường cũng như hệ sinh thái biển.
Vấn đề thu gom, phân loại, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa đang là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền cũng như của người dân tại Cát Bà.
Ô nhiễm nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng” là một vấn nạn nhức nhối tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là hậu quả của việc lạm dụng quá mức các sản phẩm từ nhựa cộng với khả năng không tương thích trong thu gom, tái chế, tái sử dụng khiến chất thải nhựa tràn lan trong môi trường. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Việt Nam hiện là nước có chất thải nhựa xả ra biển nhiều thứ tư trên thế giới, với khối lượng thải ra Biển Đông dao động trong khoảng từ 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm (tương đương 6% tổng lượng chất thải nhựa được thải ra biển của thế giới). Dự báo đến năm 2050, lượng rác thải trên biển sẽ nhiều hơn cá. |
| Văn bản Hán Nôm và Bia Ma Nhai của Việt Nam giành danh hiệu di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương Ngày 26/11, tại Andong, Hàn Quốc, hai hồ sơ của Việt Nam là Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh (1689-1943) và ... |
| Vòng chung kết Hoa hậu Du lịch thế giới 2022: Hành trình qua miền di sản Việt Nam Đi qua năm tỉnh, thành phố của Việt Nam là Hà Nội, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La và Vĩnh Phúc, vòng chung kết Hoa ... |
| UNESCO ghi danh nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp Việc UNESCO ghi danh nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn ... |
| Văn hóa bánh mì của Pháp và nghệ thuật múa mặt nạ của Hàn Quốc được UNESCO ghi danh Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định công nhận văn hóa bánh mì (baguette) của ... |
| Giữ di sản chưa bao giờ đơn giản! Trò chuyện với các doanh nhân bên lề Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ tư, tôi càng trân trọng những người ... |