Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu chào mừng cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu và sức khỏe. |
Đây là hoạt động kỷ niệm Ngày Sức khỏe thế giới (7/4) với chủ đề “Hành tinh của chúng ta, Sức khỏe của chúng ta”.
Hiện nay, biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm toàn cầu khi sức khỏe của con người bị ảnh hưởng bởi những tác nhân môi trường như hiện tượng thời tiết cực đoan, ô nhiễm khí thải, nhiên liệu hoá thạch...
Việt Nam là một nước chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: hơn 70% người dân Việt Nam gặp thiên tai, hơn 300 người thiệt mạng hàng năm, những người dân ở các thành phố lớn phải hít thở trong không khí ô nhiễm...
Tại cuộc thảo luận, các chuyên gia, khách mời trong nước và quốc tế đưa ra các thông tin về tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đồng thời trao đổi về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe.
Giáo sư Yun Chul Hong, Chủ tịch Nhóm Cố vấn kỹ thuật về biến đổi khí hậu, môi trường và sức khỏe (CCE TAG)...; Tiến sĩ Socorro Escalante, Điều phối viên Chương trình Chăm sóc khỏe toàn dân, môi trường và lối sống lành mạnh, WHO...
Trong phát biểu chào mừng, Tiến sĩ Kidong Park - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam kêu gọi mọi người dân thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe và sự phát triển con người.
“Mỗi một người trong số chúng ta, chính phủ và các tổ chức, Liên hợp quốc, các viện nghiên cứu, các cá nhân đều đóng vai trò quan trọng làm thay đổi hành tinh của chúng ta, sức khỏe của chúng ta.
Chúng tôi rất hoan nghênh cam kết của Việt Nam phát thải ròng khí hậu nhà kính bằng 0 vào năm 2050 Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26). Cam kết này không chỉ vì phát triển bền vững mà còn vì sức khỏe toàn dân Việt Nam”.
Đại diện Bộ Y tế, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hà - Phó Cục trưởng, Cục Quản lý môi trường y tế đã trình bày những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới Việt Nam và Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Y tế giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Dưới sự điều hành của Tiến sĩ Socorro Escalante, các diễn giả đi sâu vào phân tích, đánh giá sự dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và những chia sẻ đến từ các chuyên gia. Giáo sư Yun Chul Hong - Chủ tịch Nhóm Cố vấn kỹ thuật về biến đổi khí hậu, môi trường và sức khỏe (CCE TAG) nêu lên tình hình khủng hoảng biến đổi khí hậu trên thế giới, những nguy cơ do khủng hoảng khí hậu gây ra và xây dựng tầm nhìn tương lai cho khu vực Tây Thái Bình Dương.
Ông Mozaharul Alam, Điều phối viên khu vực, Tiểu Chương trình hành động chống lại biến đổi khí hậu, Văn phòng UNEP khu vực châu Á-Thái Bình Dương chia sẻ tham luận với chủ đề "Phát triển khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu: Sức khỏe và hạnh phúc cho loài người lấy Việt Nam là ví dụ điển hình".
Phó Giáo sư Trần Thị Tuyết Hạnh, Đại học Y tế công cộng Hà Nội trình bày về những đánh giá về tính dễ tổn thương, năng lực và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam còn chuyên gia Maggie Montgomery, Nhóm Nước sạch, vệ sinh và sức khỏe (WHO) thuyết trình về tình huống chống chịu với khí hậu và vệ sinh nước sạch tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe.
Nhân Ngày Sức khỏe thế giới năm nay, WHO đã phát động chiến dịch “Thay đổi vì biến đổi khí hậu”. Chỉ cần những thay đổi đơn giản, nhỏ bé từ mỗi cá nhân cũng có thể cái thiện sức khỏe của chính chúng ta, cải thiện môi trường và khiến hành tinh của chúng ta khỏe mạnh hơn.
| Người giàu và biến đổi khí hậu Một số chuyên gia cho rằng, những người giàu có thể đóng góp hiệu quả để góp phần hạn chế những tác động của biến ... |
| Biến đổi khí hậu: Thế giới trải qua bảy năm nóng nhất trong lịch sử Kể từ năm 2014, nhiệt độ toàn cầu tiếp tục gia tăng với diễn biến tiêu cực của thời tiết cũng như hiệu ứng nhà ... |