Nghệ sĩ Kim Barbier: “Tôi trưởng thành từ cách giáo dục Việt”

AN BÌNH
TGVN. Sinh ra ở Paris - chiếc nôi của nền âm nhạc cổ điển hàng đầu thế giới, cô gái người Pháp gốc Việt Kim Barbier đã sớm thành danh trong làng piano quốc tế. Tuy nhiên, trong cuộc trò chuyện với TG&VN, cô chủ yếu nói về người mẹ Việt và những cảm nhận giản dị, chân thật về quê hương thứ hai của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nghe si kim barbier toi truong thanh tu cach giao duc viet “Cặp đôi” làm khoa học thành danh trên đất Pháp
nghe si kim barbier toi truong thanh tu cach giao duc viet Dấu son lịch sử của người Việt tại Pháp
Nghệ sĩ Kim Barbier: “Tôi trưởng thành từ cách giáo dục Việt”

Với Kim Barbier, mẹ là người truyền cảm hứng đến với con đường nghệ thuật... (Ảnh: Olena Kravtsova )

Trở lại Việt Nam sau gần 10 năm, chị đã có một đêm hòa nhạc tuyệt vời với khán giả Hà Nội. Cảm xúc lần trở về này có gì mới không chị?

Cảm ơn bạn! Đây là lần thứ hai tôi được biểu diễn tại Hà Nội, cơ hội đều đến từ lời mời của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam. Tôi rất vui và ngạc nhiên trước tình cảm và sự quan tâm ngày càng nồng nhiệt của khán giả dành cho âm nhạc cổ điển và bản thân tôi.

Đặc biệt, đây cũng là lần thứ tư tôi có dịp trở về thăm quê mẹ, cảm xúc đương nhiên có rất nhiều mới mẻ vì đã khá lâu rồi tôi mới có thể trở lại!

Mang hai dòng máu Pháp – Việt nhưng ở chị vẫn luôn toát lên vẻ đẹp rất Á Đông. Hẳn là chị có nhiều nét rất giống mẹ?

Mẹ tôi là người Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay). Bà sang Pháp năm 1973 và gặp cha tôi ở đây. Trước khi sang Việt Nam biểu diễn, tôi đã về thăm và tìm hiểu về quê hương của mẹ tôi. Ở Sài Gòn, tôi chỉ còn một vài người họ hàng nhưng nơi đó vẫn luôn có những tình cảm ấm áp để tôi hướng về.

Con đường nghệ thuật của chị có phải do truyền thống gia đình hay niềm đam mê cá nhân?

Trong gia đình tôi, không ai theo con đường nghệ thuật chuyên nghiệp cả, nhưng mọi người lại rất yêu âm nhạc. Cha tôi có sở thích ca hát và chơi kèn saxophone. Còn mẹ tôi, tuy không chơi được piano, nhưng lại chính là người đã mang cây đàn đầu tiên về nhà và dẫn tôi tới lớp học nhạc ngay từ khi tôi còn rất nhỏ. Có thể nói, mẹ đã là người truyền cảm hứng cho tôi đến với con đường nghệ thuật này. Tuy nhiên, lý do để gắn bó và quyết tâm đi đến cùng với nó là tôi tự quyết định.

Ngoài tình yêu dành cho âm nhạc, mẹ chị đã truyền dạy cho chị những gì về văn hóa Việt Nam?

"Điều khiến tôi lay động chính là sự kết hợp phi thường của chất thơ và kỹ thuật đầy ấn tượng" - Simon Rattle, nhạc trưởng nổi tiếng thế giới nhận xét về nữ nghệ sỹ piano Kim Barbier.

Sinh ra và lớn lên ở Pháp, tận sau này khi đã trưởng thành tôi mới có dịp về thăm quê mẹ. Nhưng tôi nghĩ rằng, từ khi còn bé, những gì tôi kết nối với Việt Nam là ở chính trong trái tim và dòng máu trong cơ thể tôi. Tôi hiểu về Việt Nam qua các món ăn mẹ tôi nấu, cách giao tiếp và đối nhân xử thế của bà trong cuộc sống hàng ngày.

Lần đầu tiên đến Việt Nam, tôi cảm nhận rõ sự tương đồng ấy giữa những ứng xử của mẹ với những người thân ở Việt Nam. Từ đây, giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về những ứng xử văn hóa của người Việt và cũng bắt đầu phân biệt được những ranh giới đâu là văn hóa Việt và văn hóa Pháp.

Các bà mẹ Việt ở nước ngoài thường dạy con nói tiếng Việt để nhớ về cội nguồn, mẹ chị cũng vậy?

Có lẽ, mẹ tôi suy nghĩ khác. Vì mong một đứa con lai như tôi được hòa nhập tốt hơn vào xã hội Pháp nên bà thường không nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt.

Bạn thấy đó, là một nghệ sĩ biểu diễn quốc tế, phần lớn thời gian làm việc của tôi ở các dàn nhạc châu Âu, hiện tôi đang sống ở Berlin và rất ít có cơ hội về Việt Nam.

Mẹ tôi chưa từng gây áp lực với tôi trong việc học tiếng Việt, nhưng bà đã giáo dục và dạy dỗ như một người Việt Nam. Suốt thời gian qua, bà đã dành hết thời gian để nuôi nấng và chăm sóc tôi với truyền thống Việt là một bà mẹ nội trợ. Bởi vậy ngay khi về quê mẹ, tôi đã nhận ra rằng hóa ra tôi đã được hưởng thụ và trưởng thành từ cách giáo dục rất Việt Nam.

Điều chị cảm nhận rõ nhất về lối ứng xử ấy trong mình?

Đó là việc chú trọng thứ bậc và tình cảm trong gia đình, là kính trên nhường dưới, là “đi nhẹ, nói khẽ”... Cũng bởi thế, dù sống ở Pháp nhưng chị em tôi có tính cánh khá trầm lặng và hiếm khi nói chuyện lớn tiếng hay tranh cãi với người trên.

nghe si kim barbier toi truong thanh tu cach giao duc viet
Kim Barbie "luôn mong có thêm cơ hội và lời mời để quay lại Việt Nam biểu diễn". (Ảnh: Uwe Ahrens)

Lưu diễn khắp thế giới, liệu Việt Nam có nằm trong kế hoạch ưu tiên của chị không? Còn gì ở quê mẹ mà chị muốn được khám phá?

Tôi luôn mong có thêm cơ hội và lời mời để quay lại Việt Nam biểu diễn. Mỗi chuyến về quê mẹ đều mang lại cho tôi những kỷ niệm khó quên. Đó là vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của những động thạch nhũ Hạ Long, vẻ nên thơ, mộc mạc của miền sông nước Cửu Long và đặc biệt là cảm xúc rất khó tả khi được mặc chiếc áo dài Việt trong buổi biểu diễn đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2011. Với tôi, thiên nhiên tuyệt đẹp của Việt Nam còn rất nhiều mới lạ để khám phá và tôi muốn đến những nơi còn hoang dã và chưa có nhiều người đến.

Xin cảm ơn nghệ sĩ!

Kim Barbier tốt nghiệp chuyên ngành piano tại Nhạc viện Quốc gia Pháp, hiện là nghệ sĩ độc tấu khách mời của nhiều dàn nhạc trên thế giới như Dàn nhạc Giao hưởng Berlin, Dàn nhạc Quốc gia Estonia, Dàn nhạc Đài phát thanh Zagreb, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Trung Quốc, Dàn nhạc thính phòng mới của Potsdam... Là nghệ sĩ nhạc thính phòng, cô hợp tác với nhiều nghệ sĩ nổi danh khác như David Geringas, Tatjana Vassilieva, Sol Gabetta, Guy Braunstein, Emmanuel Pahud, Louis Lortie, Sharon Kam...
nghe si kim barbier toi truong thanh tu cach giao duc viet

Đạo diễn Philippe Rostan và miền khắc khoải mang tên Việt Nam

TGVN. Trong cuộc trò chuyện cởi mở với TG&VN, đạo diễn Philippe Rostan nói chủ yếu bằng tiếng Pháp nhưng thi thoảng lại xen lẫn ...

nghe si kim barbier toi truong thanh tu cach giao duc viet

Claire Xuân và Thế giới Ngũ vị tại Việt Nam

TGVN. Mất cha từ khi 1 tuổi và chưa từng gặp ông nội ở Việt Nam, nhưng Claire Xuân lại lựa chọn mảnh đất của ...

nghe si kim barbier toi truong thanh tu cach giao duc viet

Nhà văn Trần Thị Hảo với nhịp cầu văn hóa Việt - Pháp

Về nước để tổ chức buổi tọa đàm văn học đầu tiên, Nhà văn Trần Thị Hảo chia sẻ với TG&VN về tình yêu dành ...

AN BÌNH (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động