TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam thất vọng về phát ngôn của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc | |
Liên hợp quốc kêu gọi các chính phủ viện trợ |
Đại sứ Nguyễn Phương Nga giới thiệu Lê Minh Châu tại trụ sở LHQ. (Ảnh: Thanh Tuấn) |
Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 9 các bên tham gia Công ước Quyền của người khuyết tật (CRPD), Phái đoàn Việt Nam cùng Phái đoàn Mỹ tại LHQ và tổ chức Dự án Những di sản chiến tranh đã đồng tổ chức công chiếu bộ phim tài liệu được đề cử giải Oscar “Chau, beyond the lines”.
Tham dự buổi trình chiếu phim có Phó Tổng Thư ký LHQ, bà Cristina Gallach, đông đảo nhân viên ngoại giao của nhiều phái đoàn thường trực tại LHQ, các cán bộ sinh viên Việt Nam và bà con kiều bào sinh sống, làm việc và học tập tại New York.
Đặc biệt trong sự kiện này, anh Lê Minh Châu, nhân vật chính của bộ phim, đã trở thành nạn nhân của chất độc da cam/dioxin xuất hiện tại diễn đàn đa phương quan trọng bậc nhất thế giới.
Lê Minh Châu giao lưu sau buổi chiếu phim. (Ảnh: Thanh Tuấn) |
Trong bài phát biểu khai mạc sự kiện, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, cho biết buổi trình chiếu phim có ý nghĩa hết sức đặc biệt vì ba lý do quan trọng.
Thứ nhất, “Chau, beyond the lines” là câu chuyện đặc biệt về nghị lực vượt khó của một chàng trai tật nguyền.
Thứ hai đây là một sự phối hợp rất đặc biệt giữa Phái đoàn thường trực của Việt Nam và Phái đoàn thường trực của Mỹ tại LHQ, điều này phản ánh hợp tác sâu rộng hơn giữa Việt Nam và Mỹ trong việc khắc phục những hậu quả của chất độc da cam/dioxin.
Thứ ba, buổi trình chiếu là kết quả của sự hợp tác đối tác đặc biệt giữa hai chính phủ Việt Nam và Mỹ, cùng LHQ và các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân.
Theo bà Nguyễn Phương Nga, người khuyết tật “tàn nhưng không phế”, những thành tựu mà họ đạt được rất tuyệt vời và vượt ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Nguyễn Minh Châu là một ví dụ điển hình, tuy là nạn nhân của chất độc da cam nhưng anh vẫn có thể thực hiện ước mơ là một nghệ sĩ của mình.
“Tôi tin rằng còn rất nhiều người dũng cảm và tài năng khác như Châu. Cuộc sống của họ, can đảm của họ và thành tích của họ là nguồn cảm hứng và hy vọng cho tất cả chúng ta”, Đại sứ chia sẻ.
Nhân dịp này, bà Nguyễn Phương Nga kêu gọi tất cả mọi người hãy chung tay cùng tạo điều kiện thuận lợi cho những người khuyết tật làm việc và sinh sống để họ có tương lai tươi sáng hơn và không bị bỏ lại phía sau.
Tại sự kiện, Lê Minh Châu tâm sự anh hy vọng rằng câu chuyện về cuộc đời của anh sẽ thúc đẩy tinh thần để mọi người có thể học và làm những điều mình thích.
“Hãy bỏ mặc cảm lại phía sau. Hãy ước mơ và thực hiện ước mơ đó theo cách của riêng bạn”, Lê Minh Châu nhấn mạnh.
Nghị lực sống của Châu nhận được sự ngưỡng mộ từ nhiều người. (Ảnh: Thanh Tuấn) |
Hình ảnh chàng thanh niên Lê Minh Châu tật nguyền, song giàu nghị lực vươn lên, vượt khó cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả Mỹ. Bà Merle Ratner, thành viên của Tổ chức Chiến dịch cứu trợ và trách nhiệm với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, cho biết bà rất cảm phục nghị lực của Châu đồng thời nhấn mạnh rằng bộ phim truyền tải bức thông điệp mạnh mẽ tới Chính phủ Mỹ rằng nước Mỹ cần phải làm nhiều hơn nữa để trợ giúp những nạn nhân của chất độc da cam/dioxin mà Mỹ đã rải xuống Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh.
“Chau, beyond the lines” là bộ phim tài liệu dài 34 phút xoay quanh Lê Minh Châu, một chàng trai sinh năm 1991 bị nhiễm chất độc da cam/dioxin nhưng vẫn kiên trì theo đuổi ước mơ trở thành họa sỹ.
Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ đã chọn “Chau, beyond the Lines” vào top 10 hạng mục Phim tài liệu ngắn xuất sắc của giải thưởng Oscar 2016. Trước khi đến với Oscar 2016, “Chau, beyond the Lines” từng được ban giám khảo tại Liên hoan phim Austin 2015 và Liên hoan phim Mỹ 2015 vinh danh. Bộ phim được thực hiện trong 7 năm (2007-2014).
Toàn cảnh buổi chiếu phim “Chau, beyond the Lines” . (Ảnh: Thanh Tuấn) |
Chuyến thăm hướng đến tương lai quan hệ Việt – Mỹ Đó là đánh giá của nhật báo New York Times số ra hôm nay (16/5) về chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống ... |
Cựu chiến binh Việt – Mỹ cùng chia sẻ sau chiến tranh Các cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn Cựu chiến binh Mỹ vì Hòa bình vừa có cuộc gặp gỡ và trao đổi thân mật ... |
Di sản của chất độc màu da cam Trong bối cảnh ngày 30/4 đang đến gần, dịp đánh dấu 40 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam, nhiều người dân Việt Nam ... |