TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ sẽ trả đũa nếu Trung Quốc vi phạm bản quyền trí tuệ | |
Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ - Trung không có đột phá |
Trong thư đề ngày 5/9, các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa hối thúc trong cuộc Đối thoại Kinh tế toàn diện Mỹ - Trung, giới chức nước này tìm kiếm một cam kết từ Bắc Kinh, theo đó cho phép các công ty tài chính Mỹ hoạt động tại Trung Quốc sở hữu 100% cổ phần, không phải liên danh với doanh nghiệp địa phương.
Đây là diễn đàn được Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí thành lập hồi tháng 4 vừa qua nhằm thảo luận các vấn đề kinh tế cấp bách giữa hai nước.
Một nhà đầu tư trước bảng điện tử của một công ty môi giới chứng khoán tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters) |
Các thượng nghị sĩ cho rằng, những quy định bắt buộc liên danh trong đó doanh nghiệp Trung Quốc nắm giữ phần lớn cổ phần là rào cản các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc. Các quy định cũng gây thiệt hại cho các công ty Mỹ hoạt động trong các lĩnh vực khác như sản xuất, vốn dựa vào quy mô, mục đích và chuyên ngành của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Mỹ để cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc.
Thư trên của nhóm 16 thượng nghị sĩ Mỹ được gửi tới Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế quốc gia Gary Cohn và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer. Trong số các Thượng nghị sĩ ký vào thư có Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Tim Scott và Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mike Crapo.
Theo quy định của Trung Quốc, các ngân hàng, công ty chứng khoán và bảo hiểm nước ngoài muốn hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc cần phải liên doanh với các doanh nghiệp của nước này. Quy định này lâu nay đã vấp phải sự phản đối của giới phiệt Phố Wall. Các ngân hàng Morgan Stanley, JPMorgan Chase và Citigroup Inc cho rằng rào cản này hạn chế khả năng đưa ra các quyết định chiến lược và tối đa hóa lợi nhuận.
Chính phủ Trung Quốc đã dần nới lỏng các biện pháp kiềm chế đầu tư nước ngoài như một phần của cam kết mở cửa thị trường vốn của nước này. Tháng 12 năm ngoái, Bắc Kinh công bố các kế hoạch tự do hóa hơn nữa các quy định về liên doanh, nhưng không cung cấp chi tiết.
Các công ty dịch vụ tài chính Mỹ hy vọng chương trình nghị sự ủng hộ giới doanh nghiệp cũng như lập trường cứng rắn của Tổng thống Trump đối với mối quan hệ thương mại với Trung Quốc sẽ thúc đẩy Bắc Kinh tuân thủ cam kết mở cửa hơn nữa thị trường của nước này với các doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Kenneth Bentsen, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hiệp hội Các thị trường tài chính và công nghiệp chứng khoán, đồng thời là chủ tịch tập đoàn Engage China, nhận định các rào cản của Trung Quốc đối với việc tiếp cận thị trường nước này đã đặt các thể chế tài chính Mỹ ở thế cạnh tranh bất lợi. Theo ông, việc dỡ bỏ các rào cản này sẽ giúp các công ty tài chính Mỹ có lợi thế cạnh tranh tương tự các công ty Trung Quốc đang hoạt động tại Mỹ.
Quan hệ Mỹ - Trung ở Mỹ Latin: hợp tác hay đối đầu? Hợp tác thay vì đối đầu là hướng đi tốt nhất mà Bắc Kinh hay Washington nên theo đuổi ở khu vực giàu tiềm năng ... |
100 ngày định hình quan hệ kinh tế Mỹ - Trung Quan hệ kinh tế Mỹ - Trung được nhận định đang dịch chuyển theo hướng ổn định, rõ ràng và mang tính xây dựng hơn. |
Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung: Được và mất Những cáo buộc Trung Quốc là “kình địch kinh tế”, “thao túng tiền tệ” đã tan biến sau khi Bắc Kinh hoàn thành một thỏa ... |