TIN LIÊN QUAN | |
Khủng bố ở châu Âu: Nguy cơ đã thành sự thật | |
Bỉ cần thêm nguồn lực để chống khủng bố |
Hành khách làm thủ tục tại sân bay Warsaw, Ba Lan. (Nguồn: EPA) |
Quyết định nói trên của Nghị viện châu Âu sẽ giúp các nước thuộc EU theo dõi hành trình của các đối tượng khả nghi và sớm ngăn chặn các âm mưu tiến hành khủng bố.
Trên thực tế, dữ liệu hành khách hiện vẫn được các hãng hàng không lưu trữ, nhưng luật mới sẽ cho phép các quốc gia châu Âu được quyền tiếp cận khi đối phó với các loại tội phạm nghiêm trọng.
Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho rằng: “Không ai có thể khẳng định hệ thống chia sẻ thông tin hành khách sẽ giúp tránh được các vụ tấn công, tuy nhiên đây là một cơ chế bổ sung cho cuộc chiến chống khủng bố”.
Việc chia sẻ thông tin hành khách đã được đề xuất lần đầu tiên hồi năm 2011, tuy nhiên đã không được thông qua khi có tiếng nói cho rằng việc này vi phạm quyền riêng tư của các công dân châu Âu. Tuy nhiên, những vụ khủng bố gần đây tại Paris (Pháp) và Brussels (Bỉ) đã hối thúc Nghị viện châu Âu thông qua quy định chia sẻ thông tin hành khách nói trên. Hiện có ít nhất 5.000 công dân châu Âu được cho là đã được huấn luyện và chiến đấu trong hàng ngũ các tổ chức khủng bố tại Iraq và Syria.
Liên quan đến mục tiêu chống khủng bố và bảo vệ công dân, Nghị viện châu Âu ngày 12/4 đã kêu gọi các nước thành viên cần rút ra bài học trong quá khứ, đồng thời tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác giữa các cơ quan tình báo.
Phát biểu tại cuộc họp của Nghị viện châu Âu hôm 12/4, Nghị sĩ đảng Xã hội (Anh) Claude Moraes cho rằng: “Bài học quan trọng nhất sau loạt vụ tấn công đẫm máu ở Paris và Brussels là chúng ta có thông tin về các nghi can khủng bố, nhưng thông tin này không được sử dụng hoặc không được chia sẻ một cách hiệu quả giữa các cơ quan tình báo”.
Cùng chung quan điểm trên, ông Int Veld thuộc đảng Tự do (Hà Lan) nhấn mạnh: “Chúng ta có thể ngăn chặn các vụ khủng bố nếu thông tin tình báo giữa các quốc gia được chia sẻ nhiều hơn. Tại sao chúng ta phải tập hợp khối lượng thông tin đi lại khổng lồ của công dân, trong đó đa phần là người vô tội, khi chúng ta thậm chí không có khả năng xử lý dữ liệu tình báo, một phạm vi hẹp hơn và trọng tâm hơn?".
Cải cách quy chế tị nạn châu Âu: Thách thức lớn! Nhiều chuyên gia thừa nhận tính cần thiết của việc cải cách, song vẫn tỏ ra nghi ngờ về triển vọng thực thi. |