TIN LIÊN QUAN | |
Báo chí Thái Lan đánh giá cao việc APEC theo đuổi hệ thống thương mại đa phương | |
Thái Lan - Việt Nam: Đã gần lại càng gần hơn |
Tăng cường bảo hộ
Với tham vọng thống trị ngành mía đường thế giới, Chính phủ Thái Lan đã khuyến khích người dân chuyển sang trồng mía thông qua việc chấm dứt chương trình trợ cấp gạo và duy trì giá mía tăng. Đồng thời, cho phép mở rộng thêm nhà máy mới, khuyến khích mở rộng vùng nguyên liệu và tăng công suất nhà máy.
Giá mía và đường chủ yếu do Chính phủ Thái Lan ấn định theo Đạo luật Mía đường năm 1984, thông qua hệ thống chia sẻ doanh thu 70/30 giữa người trồng mía và nhà máy. Đạo luật này đã giúp giảm thiểu nguy cơ rủi ro của người trồng mía Thái Lan khi cam kết hỗ trợ bồi thường người nông dân khi có thiệt hại.
Riêng về giá mía, Thái Lan ấn định giá mía tối thiểu hàng năm cho người trồng mía. Nếu giá đường cuối cùng cao hơn dự đoán, các nhà máy phải trả một phần của khoản chênh lệch cho người trồng mía. Tất cả các chính sách này là nhằm khuyến khích người nông dân chuyển đổi cây trồng sang cây mía.
Chính phủ Thái Lan dành rất nhiều ưu đãi và thực hiện các chính sách bảo hộ cho ngành mía đường trong nước. (Nguồn: Getty Images) |
Chính phủ Thái Lan cũng quy định một mức giá bán thuận lợi cho Ethanol, trong khi thuế xăng dầu tăng thì Ethanol được miễn thuế. Các tài xế của Thái Lan vì thế đổ xô sang dùng nguyên liệu thay thế là Ethanol. Điều này đã khiến mức tiêu thụ Ethanol ở Thái Lan tăng lên ở mức cao nhất 1,3 tỷ lít/năm, trung bình 3,6 triệu lít/ngày. Mục tiêu của việc đầu tư các sản phẩm cạnh đường như cồn, ethanol, điện, chế phẩm sinh học tái tạo…đều là để hỗ trợ giá đường.
Với một loạt những chính sách bảo hộ của Chính phủ dành cho ngành mía đường, sản lượng đường trong nước của Thái Lan đã tăng gần gấp đôi từ mức 6 triệu/tấn lên 11 triệu/tấn từ năm 2000 đến 2016, giúp Thái Lan trở thành cường quốc thứ 2 thế giới về xuất khẩu mía đường, chỉ sau Brazil.
Đường xuất khẩu rẻ, đường nội địa “cắt cổ”
Dù triển khai một loạt các chính sách bảo hộ cho ngành mía đường trong nước nhưng có một nghịch lý trớ trêu là chính người dân Thái Lan lại không được hưởng lợi khi giá đường nội địa tại xứ sở chùa Vàng rất cao. Ngoài giá mua đường trực tiếp, việc sử dụng đường còn bị đánh thuế gián thu khiến chi phí thực sự khi tiêu thụ đường tại Thái Lan cao đến mức đáng ngạc nhiên.
Giá đường nội địa ở Thái Lan vẫn được giữ nguyên kể từ khi tăng giá đường quy định lên 25% trong năm 2006 và một lần nữa 32% trong năm 2008 khiến người tiêu dùng Thái Lan phải chịu giá cao.
Không chỉ vậy, các loại đồ uống, từ cafe, trà xanh, nước trái cây, sữa đậu nành,... đều bị đánh thuế dựa trên tỷ lệ đường trong sản phẩm. Thức uống càng chứa nhiều đường sẽ càng bị đánh thuế cao, có thể lên tới 30% nếu đồ uống có trên 10g đường.
Người dân Thái Lan lại đang phải dùng đường với giá rất cao. (Nguồn: Bangkok Post) |
Chính phủ Thái Lan còn ra quy định kiểm soát và hạn chế thị trường mía đường nội địa bằng cách ấn định hạn ngạch hàng năm. Đường sản xuất vượt quá lượng này phải được xuất khẩu.
Mục tiêu tham vọng
Các chuyên gia ngành mía đường cho rằng, sở dĩ có nghịch lý này là do chính sách trợ giá chéo hay hiểu đơn giản là hình thức bù xuất khẩu với giá thấp. Với mục tiêu tham vọng trở thành đất nước xuất khẩu đường số 1 thế giới, chính sách của Thái Lan có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp mía đường của các nước trong khu vực và thế giới, trong đó có Việt Nam.
Lo ngại trước nguy cơ này, tháng 3/2015, tại cuộc họp của Uỷ ban Nông nghiệp thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Australia và Liên minh châu Âu (EU) đã yêu Thái Lan tuân thủ cam kết WTO về chính sách đường. Đầu tháng 4/2016, Brazil đã khởi kiện Thái Lan lên WTO, cáo buộc Thái Lan đã vi phạm các quy tắc hỗ trợ của WTO với hạn ngạch đường và hệ thống giá để đảm bảo giá cao cho đường tiêu dùng trong nước và hỗ trợ chéo đường xuất khẩu.
Theo cam kết với WTO, Thái Lan đã đồng ý hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu là 13.760 tấn với thuế suất 65% và thuế suất 94% cho số lượng ngoài hạn ngạch. Thái Lan cũng đồng ý giảm thuế nhập khẩu từ 65% xuống còn 0% vào năm 2016.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong giai đoạn từ 2012-2015, Thái Lan chỉ nhập khẩu tổng cộng 870 tấn đường, không đúng với cam kết WTO.
Những trái cây tốt cho người béo phì và tiểu đường Dưới đây là một số loại trái cây có hàm lượng chất béo và calo thấp, có thể giúp một người giảm cân và kiểm ... |
Mexico và Mỹ khép lại tranh chấp thương mại mía đường Ngày 6/6, Mexico và Mỹ đã đạt được thỏa thuận liên quan đến mặt hàng đường xuất khẩu của Mexico sang Mỹ, qua đó khép ... |
Nhà đầu tư ngoại ngày càng quan tâm đến ngành bán lẻ Việt Nam Theo nhận định của Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc The Economist (Anh), các nhà đầu tư nước ... |