Ngoại giao công chúng kỷ nguyên số: Sự hài hước ‘lên ngôi’

Hà Anh
Ngày nay các quốc gia sử dụng “sự hài hước có chiến lược” như một công cụ ngoại giao công chúng để định hướng dư luận trước những tranh cãi quốc tế và thúc đẩy lợi ích quốc gia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại giao công chúng kỷ nguyên số: Sự hài hước ‘lên ngôi’
Các quốc gia sử dụng “sự hài hước có chiến lược” như một công cụ ngoại giao công chúng để định hướng dư luận. Trong ảnh: Khoảng khắc vui vẻ của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: AP)

Tổng Biên tập tờ The Guardian, bà Katharine Viner đã mô tả thời đại ngày nay là "hậu sự thật” (post-truth), khi mà các thuật toán của mạng xã hội lựa chọn cho người đọc những “sự thật" mà họ cần; và sự thật khách quan ảnh hưởng đến quan điểm của độc giả ít hơn so với yếu tố cảm xúc và niềm tin cá nhân.

Do đó, trong môi trường truyền thông kỹ thuật số, bên cạnh tính chính xác của thông tin thì cách kể chuyện cũng không kém phần quan trọng.

Ngày nay, các quốc gia sử dụng “sự hài hước có chiến lược" (strategic humour) như một công cụ ngoại giao công chúng, từ đó lan tỏa các câu chuyện nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, làm chệch hướng những chỉ trích, đồng thời định hướng quan điểm dư luận ​​về các sự kiện gây tranh cãi.

Đáp trả bằng... những trò đùa

Moscow đã đáp trả một cách đầy hài hước khi chính phủ và truyền thông phương Tây cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Kênh truyền hình đối ngoại RT của Nga đã chạy quảng cáo rằng: "Bạn đã bỏ lỡ chuyến tàu? Mất phiếu bầu? Hãy đổ lỗi cho chúng tôi!”, “Hãy xem RT và tìm ra kẻ mà chúng tôi định tấn công tiếp theo”. Còn trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020, RT đã đùa về việc "tặng" cho ông Donald Trump một “công việc”.

Các đại sứ quán của Nga ở nước ngoài cũng thường đăng tải thông điệp hài hước có tính lan truyền nhằm chống lại những lời chỉ trích. Hành động này của Nga thách thức tuyên bố của các đối thủ và biến những lời cáo buộc tuyên truyền thành những lời "nói đùa".

Không chỉ Nga sử dụng sự hài hước để định hướng dư luận trong nước và thế giới về các sự kiện quốc tế gây tranh cãi, Israel đã sử dụng sự hài hước trong các chiến dịch ngoại giao công chúng để bảo vệ đất nước trước những lời chỉ trích từ bên ngoài.

Ba Lan cũng sử dụng sự hài hước để chế nhạo lập trường Brexit của Anh.

Các đại sứ quán của Canada và Mỹ đều làm những “ảnh chế" lan truyền rộng rãi trên mạng, chế giễu hành động của Nga ở Ukraine.

Tất cả những cách làm trên đều khiến thông điệp tiếp cận rộng rãi và đa dạng tới công chúng hơn. Đây là điều mà thông tin chính thức, khô khan ít khi có thể làm được.

Khái niệm “Hài hước có chiến lược” (Strategic Humour) đề cập việc các nhà nước và các chủ thể được ủy quyền sử dụng sự hài hước để giải thích về các sự kiện quốc tế gây tranh cãi cho khán giả, độc giả trong và ngoài nước.

Khái niệm này nêu bật hai khía cạnh chính. Thứ nhất là việc sử dụng sự hài hước như một chiến lược truyền thông và định hướng dư luận về các vấn đề quốc tế gây tranh cãi nhằm phục vụ lợi ích của chủ thể. Thứ hai là chủ thể lựa chọn sự hài hước để tiếp cận và thu hút tối đa khán giả dựa trên cảm xúc.

Sự hài hước có chiến lược

Sự hài hước vốn đã được vận dụng trong chính trị và tuyên truyền. Tuy nhiên, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội và sự thay đổi của ngoại giao công chúng, những thông điệp châm biếm, ngắn gọn, đáng tin, dễ nhớ, dễ chia sẻ ngày càng trở thành cách phổ biến để truyền tải chính sách đối ngoại tới người dân, đồng thời khơi dậy những cuộc tranh luận quan điểm.

Những câu chuyện được kể một cách hài hước đều là những thông tin được nhiều công chúng đón nhận và ghi nhớ nhất, kể từ những trò đùa về các chính trị gia, các quốc gia, cho đến những ảnh "chế" lan truyền rộng rãi.

Không chỉ được ghi nhớ nhiều hơn tin tức, "hài kịch" chính trị còn ngày càng được khán giả coi như là một nguồn tin.

Bên cạnh đó, tính chính xác của các tuyên bố hài hước thường không bị soi xét kỹ, do đó chúng dễ lan tỏa và ít thách thức hơn.

Tin liên quan
Ngoại giao công chúng: Câu trả lời cho chiến thuật vùng xám ở Biển Đông? Ngoại giao công chúng: Câu trả lời cho chiến thuật vùng xám ở Biển Đông?

Có thể giải thích qua một nghịch lý là sự hài hước hiếm khi được nhìn nhận một cách nghiêm túc, chính vì vậy nó dễ dàng trở thành công cụ truyền tải những thông điệp nghiêm túc.

Sự hài hước có thể là phương tiện hiệu quả để nói lên những ý tưởng gây tranh cãi, duy trì định kiến, nuôi dưỡng "âm mưu", giảm bớt đối thủ và tạo ra thứ bậc.

Điều quan trọng là sự hài hước không đơn thuần mô tả sự kiện, mà nó biến sự kiện thành một kịch bản chính trị và gắn sự kiện đó với các biểu tượng văn hóa phổ biến, dễ nhận biết.

Nhờ vậy mà bằng sự hài hước, các quốc gia có thể định hướng sự kiện dựa trên lợi ích của quốc gia, làm chệch hướng những lời chỉ trích, thách thức những quan điểm khác để đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại.

Nga đã sử dụng sự hài hước để định hướng một số vấn đề chính trị nan giải đối với phương Tây. Nga tự nhận thấy trong nhìn nhận của phương Tây, Moscow thường bị cô lập về mặt chính trị, không được tin tưởng, thường bị trừng phạt, bị truyền thông miêu tả một cách bất lợi.

Ngày nay, một số quốc gia sử dụng sự hài hước có chiến lược để tuyên bố lập trường chống lại các phương tiện truyền thông. Sự hài hước có chiến lược đã làm thúc đẩy ngoại giao công chúng thời kỳ "hậu sự thật" thông qua thông điệp cảm xúc và coi đó là một cơ chế khẳng định sự thật.

Tuy nhiên, hài hước có chiến lược không nhất thiết phải giả dối, mà là chế nhạo đối thủ để “khơi mào" sự nghi ngờ của độc giả, vạch trần động cơ tiềm ẩn của đối thủ, duy trì sự thiếu chắc chắn xung quanh các sự kiện gây tranh cãi.

Sự hài hước đó cho phép các quốc gia đi ngược lại với các cách diễn giải chính thống, và “sự thật” là do quốc gia tự khẳng định thay vì qua bằng chứng thực tế.

Sự hài hước trong ngoại giao công chúng nhắm đến đối tượng khán giả rộng và không cụ thể. Và thay vì tập trung vào sự khác biệt giữa công chúng trong và ngoài nước, ngày nay việc so sánh giữa công chúng trực tuyến và ngoại tuyến đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược tuyên truyền.

Bằng cách tích cực tận dụng các công cụ kỹ thuật số, các quốc gia sử dụng sự hài hước để định hướng dư luận trong và ngoài nước. Có thể việc thuyết phục hoặc tuyên truyền thông qua sự hài hước có thể gây tranh cãi, nhưng sự hài hước sẽ tối đa hóa số lượng, nếu không muốn nói là chất lượng của hoạt động tiếp cận ngoại giao công chúng.

Ngoại giao công chúng 'làm giàu' hợp tác Việt Nam-Ấn Độ

Ngoại giao công chúng 'làm giàu' hợp tác Việt Nam-Ấn Độ

TGVN. Ngày 12/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam (CVS) và Tổ chức Nghiên cứu ...

Ngoại giao công chúng: Muốn tốt phải thuận “hai tay”

Ngoại giao công chúng: Muốn tốt phải thuận “hai tay”

TGVN. Trong kỷ nguyên số, các nhà ngoại giao “hiện đại” không chỉ tập trung vào mạng xã hội mà còn cần tiếp tục giữ ...

(theo LSE)

Đọc thêm

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Chi tiết lịch thi lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Chi tiết lịch thi lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2024.
Thanh niên Việt Nam phát huy truyền thống 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thanh niên Việt Nam phát huy truyền thống 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Baoquocte.vn. Ngày 29/3 đã diễn ra Hội thảo quốc gia với chủ đề 'Thanh niên Việt Nam phát huy truyền thống 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ xây dựng và ...
Tín hiệu tích cực về môi trường biển khi cá heo liên tục xuất hiện tại các vùng biển tỉnh Quảng Ninh

Tín hiệu tích cực về môi trường biển khi cá heo liên tục xuất hiện tại các vùng biển tỉnh Quảng Ninh

Thời gian gần đây cá heo, trong đó có cá heo trắng liên tục xuất hiện tại các vùng biển Quảng Ninh như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long...
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn ...
Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Ngày 29/3 Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý I/2024. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng ...
Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc

Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên và nỗ lực hoàn thành tốt công việc của Chủ tịch Nhóm.
Nỗ lực đưa nhiệt điện than ở Việt Nam về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Nỗ lực đưa nhiệt điện than ở Việt Nam về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

UNDP và IOE phối hợp tổ chức cuộc họp thảo luận về quá trình chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam.
Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Bang Rio de Janeiro, Brazil mong muốn đẩy mạnh hợp tác giáo dục, du lịch, văn hoá với Việt Nam

Đại sứ Bùi Văn Nghị và đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đã có chuyến thăm làm việc tại thành phố Rio de Janeiro, bang Rio de Janeiro.
Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Canada đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp với Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Canada đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp với Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Bà Deidrah Kelly, Giám đốc điều hành IPAAO và Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil trả lời phỏng vấn về hợp tác với Việt Nam và các nước khu vực.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất  về Ngày quốc tế Vui chơi

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất về Ngày quốc tế Vui chơi

Phát biểu giới thiệu Nghị quyết, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu bật vai trò và ý nghĩa của vui chơi đối với phát triển con người và đời sống xã hội.
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Việt Nam nỗ lực triển khai thủ tục lãnh sự giúp các thuyền viên tàu True Confidence sớm về nước

Việt Nam nỗ lực triển khai thủ tục lãnh sự giúp các thuyền viên tàu True Confidence sớm về nước

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng thông tin về việc hỗ trợ đưa thi hài Đại phó Đặng Duy Kiên, thuyền viên tàu True Confidence bị tập kích.
Ba thuyền viên trong vụ tàu True Confidence bị tấn công đã khởi hành từ Djibouti về Việt Nam

Ba thuyền viên trong vụ tàu True Confidence bị tấn công đã khởi hành từ Djibouti về Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn tất các thủ tục để các thuyền viên được về nước nhanh chóng, an toàn.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị tấn công trên biển

Bộ Ngoại giao thông tin về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị tấn công trên biển

Theo thông tin sơ bộ, trên tàu có 4 thuyền viên Việt Nam, 1 thuyền viên đã tử vong và 3 thuyền viên trong tình trạng sức khỏe bình thường.
Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm vụ sát hại công dân Việt Nam tại Higashiomo

Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm vụ sát hại công dân Việt Nam tại Higashiomo

Một công dân Việt Nam được cho là bị sát hại tại Higashiomo, Shiga, Nhật Bản. Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ 1 nghị phạm và đang tiếp tục điều tra.
Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thông tin về 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thông tin về 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và Bắc Ireland thông tin về 7 người nhập cư trong xe tải được cho là công dân Việt Nam tại cảng East Sussex, Vương quốc Anh.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động