Ngoại giao cùng đất nước tới Đại thắng mùa Xuân 1975

TS. Vũ Đăng Minh
Ngoại giao có hoạt động thường xuyên, hoạt động tập trung, phần nào như “trận đánh, chiến dịch” trong nghệ thuật quân sự. Đàm phán, ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có thể coi là một “chiến dịch, chiến lược” ngoại giao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam tại  Paris, ngày 27/01/1973. (Ảnh tư liệu)
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam tại Paris, ngày 27/01/1973. (Ảnh tư liệu)

Đàm phán marathon

Marathon đàm phán Hiệp định Paris, cuộc đàm phán ngoại giao khó khăn, dài nhất trong lịch sử. Trải qua bốn năm, tám tháng, 14 ngày, chia thành hai giai đoạn: hội nghị hai bên (5/1968-10/1968) và hội nghị bốn bên (11/1968-27/1/1973); với hơn 200 phiên họp, cả toàn thể và họp riêng; gần 500 cuộc họp báo và khoảng 1.000 cuộc phỏng vấn.

Hành trình đàm phán ẩn chứa những trùng lặp đặc biệt. Tháng 12/1965, Nghị quyết Trung ương 12 của Đảng xác định “đánh đến một lúc nào đó, sẽ vừa đánh vừa đàm”. Công tác đối ngoại, mặt trận đấu tranh ngoại giao càng được coi trọng. Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 giáng đòn chí mạng vào ý chí xâm lược. Tổng thống Mỹ B. Johnson phải tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc, hé lộ ý định “rút chân khỏi vũng lầy” chiến tranh. Đúng năm năm sau thời điểm mở đầu sự kiện Mậu Thân (đêm 30, rạng sáng 31/1/1968), Hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973). Tháng 4/1968, hai bên thăm dò, trao đổi chuẩn bị cho phiên họp chính thức đầu tiên (13/5/1968). Cũng thời gian này bảy năm sau, tháng 4/1975, đòn tiến công chiến lược thứ ba, Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch quyết chiến chiến lược kết thúc thắng lợi.

Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) đã kiên trì, linh hoạt, đấu trí với “ngón nghề” của bốn đời trưởng đoàn Mỹ và cố vấn, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, “bộ óc điện tử” Henry Kissinger.

Hai bên đưa ra gần chục tuyên bố và sáng kiến. Nhiều phiên họp bế tắc kéo dài, giống như “cuộc nói chuyện giữa những người điếc”. Mỹ nhiều lần trì hoãn hội nghị, đơn phương tuyên bố ngừng họp… hòng kéo dài đàm phán để thúc đẩy “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế rút dính líu trực tiếp mà vẫn giữ miền Nam Việt Nam trong quỹ đạo của Mỹ. Lãnh đạo và các nhà ngoại giao Việt Nam thấu hiểu âm mưu, thủ đoạn của Mỹ, đề ra và thực hiện tốt phương châm kiên định mục tiêu, nguyên tắc, khôn khéo, linh hoạt, uyển chuyển trong đối sách, giành thắng lợi từng bước, đưa đàm phán đến đích.

Mỹ lợi dụng hội nghị thượng đỉnh với Liên Xô năm 1972; chiến dịch “ngoại giao bóng bàn” (tháng 4/1971) và chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ R. Nixon đầu năm 1972, để ép Việt Nam nhượng bộ. Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ lật tẩy ý đồ của Mỹ: “Chúng tôi không qua một người thứ ba nào cả… có gì thì chúng tôi sẵn sàng thảo luận với các ông”. Đồng thời, Việt Nam kiên trì trao đổi, thông tin, làm rõ lập trường, tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em, hạn chế tác động tiêu cực từ chính sách ngoại giao nước lớn của Mỹ.

Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 làm chuyển biến cục diện chiến tranh, phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ chấp nhận đàm phán. Hiệp định Paris buộc Mỹ phải rút quân vô điều kiện khỏi miền Nam, thực hiện phương châm chiến lược làm cho “Mỹ cút”, tạo bước ngoặt, so sánh lực lượng có lợi để cuộc kháng chiến phát triển đến mục tiêu cao nhất, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Quân sự và ngoại giao có sự cộng hưởng kỳ diệu, cả không gian và thời gian.

Nơi đất khách quê người, trong giá lạnh của Paris, cái nóng đấu trí căng thẳng từng câu, từng chữ trên bàn đàm phán, hai đoàn ta được Bộ Chính trị chỉ đạo xuyên đêm, được tiếp sức từ thắng lợi trên chiến trường và có chỗ dựa tinh thần từ các cuộc mít tinh ủng hộ của kiều bào, các tổ chức hữu nghị và nhân dân yêu chuộng hòa bình Pháp. Càng thấm thía lời dạy của Bác “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”. Các “chiến sĩ” trên mặt trận ngoại giao như những “nghệ sĩ” góp phần đưa “tiếng chiêng Việt Nam” vang xa hơn, cuốn hút hơn.

“Hậu phương quốc tế” và những con số “biết nói”

Hậu phương chiến tranh không chỉ là hậu phương tại chỗ, hậu phương lớn miền Bắc mà còn là “hậu phương quốc tế”. Với đường lối chính trị, ngoại giao đúng đắn, kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, của các bộ, ngành; trực tiếp, tiên phong là các cơ quan ngoại giao, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài, chúng ta đã tạo dựng, mở rộng, khai thác có hiệu quả “hậu phương quốc tế”. Đó là sự đoàn kết quốc tế rộng rãi, ủng hộ to lớn về vật chất và tinh thần từ các nước, trên các châu lục.

Cốt lõi là tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia; sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Hàng trăm km đường vận chuyển chiến lược chi viện chiến trường miền Nam mở phía Tây Trường Sơn, trên đất Lào; nhiều cơ sở khai thác, cung cấp lương thực, thuốc, dụng cụ y tế đặt tại Campuchia. Cuốn sách “Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam” ghi lại những sự kiện, con số ấn tượng. Từ 1973- 1975, Liên Xô đã viện trợ trị giá 654 triệu Ruble, Trung Quốc là 3.250 triệu Nhân dân tệ.

Nội dung, hình thức hoạt động chính trị, ngoại giao phong phú đưa Việt Nam đến với nhân dân thế giới, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân Mỹ và các nước tư bản đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa, quả cảm của dân tộc. Hơn 200 tổ chức, ủy ban, phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam ở hầu hết các nước trên thế giới. Chính phủ, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa tổ chức “Ngày Việt Nam”, “Tuần lễ Việt Nam”, “Tháng Việt Nam” và nhiều hoạt động, phong trào, hình thức khác tạo sự ủng hộ lớn về tinh thần cho kháng chiến. Hơn 50 nước có phong trào quyên góp ủng hộ nhân dân Việt Nam, như: “100 triệu Franc… ở Pháp”, “100 triệu Yên… ở Nhật Bản”, “1 triệu… Kuron ở Thụy Điển”. Tại Mỹ có hơn 200 tổ chức chống chiến tranh ở hầu hết các bang; 16 công dân đã tự thiêu để phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Từ máy bay MiG, tên lửa Sam bắn rơi B52, “con ma”, “thần sấm” trên bầu trời Hà Nội, pháo tầm xa dội bão lửa vào kẻ thù, xe tăng nghiền nát lô cốt, hỏa điểm, khẩu AK đến quân phục, thực phẩm chế biến sẵn, túi thuốc của mỗi chiến sĩ… đều góp mặt trong mỗi chiến thắng. Trong điều kiện kháng chiến vô cùng khó khăn, Mỹ quyết đưa miền Bắc “trở lại thời kỳ đồ đá”, thông tin liên lạc quốc tế cách trở, phe xã hội chủ nghĩa có mâu thuẫn, chia rẽ… càng thấy giá trị của ngoại giao, của “hậu phương quốc tế”.

Chuyện kể rằng, một nhà báo nước ngoài hỏi: Nếu không có sự ủng hộ quốc tế, Việt Nam có giành được thắng lợi không? Câu trả lời của lãnh đạo ta: Việt Nam có chính nghĩa, có đường lối chính trị, ngoại giao đúng đắn, chắc chắn được nhân dân thế giới ủng hộ (nghĩa là cái “nếu” không tồn tại).

Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước khẳng định, sự đoàn kết, ủng hộ to lớn về vật chất và tinh thần của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi.

Bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế đứng trước Trung tâm Hội nghị quốc tế ủng hộ hai đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế đứng trước Trung tâm Hội nghị quốc tế ủng hộ hai đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Khẳng định giá trị và những bài học

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngoại giao Việt Nam nỗ lực đưa “tiếng chiêng Việt Nam”, hương sắc Việt Nam đến với nhân dân thế giới, bạn bè quốc tế. Ngoại giao như mạch ngầm, dòng suối, bền bỉ, lặng lẽ len lỏi khắp hành tinh, góp thêm nguồn cho “dòng sông Việt” luôn chảy, tràn đầy năng lượng.

Ngoại giao đồng hành, trưởng thành cùng dân tộc, góp phần đưa đất nước tới Đại thắng mùa Xuân 1975, thắng lợi to lớn, có tầm vóc lịch sử và ý nghĩa quốc tế sâu sắc. Hành trình khẳng định ngoại giao là một mặt trận quan trọng, có ý nghĩa chiến lược. Mặt trận ngoại giao kết hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị, quân sự, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong đường lối cách mạng của Đảng.

Đồng hành cùng dân tộc, đất nước, ngoại giao kết tinh những bài học vô giá. Bài học đầu tiên là đường lối, quan điểm của Đảng thấm sâu trong các tổ chức, đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác ngoại giao, chuyển hóa thành bản lĩnh, trí tuệ, hành động sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, thành sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Quan điểm độc lập, tự chủ, giữ vững nguyên tắc, đồng thời linh hoạt, khéo léo trong đối sách là kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại, ngoại giao.

Giữ vững độc lập, tự chủ là nền tảng để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong bối cảnh quốc tế phức tạp, kẻ thù có ưu thế nhiều mặt, ngoại giao khôn khéo xử lý hài hòa các mối quan hệ, nhất là với nước lớn, với các nước có thể chế chính trị khác; phân hóa đối thủ, thêm bạn, bớt thù; tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của các nước, nhân dân thế giới; kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp lớn, đánh thắng “đế quốc to”. Đó là tiền đề, cơ sở để Đảng phát triển, khái quát thành quan điểm đối tác, đối tượng, quan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp trong giai đoạn hiện nay.

Nghệ thuật đối ngoại, đàm phán trưởng thành vượt bậc, đạt được những kết quả tưởng chừng không thể. Nổi bật là nghệ thuật vừa đánh vừa đàm, giành thắng lợi từng bước, xử lý khéo léo các quan điểm khác nhau của nước lớn đối với phương thức cánh mạng Việt Nam. Vận dụng nhuần nhuyễn nghệ thuật “ngoại giao công tâm”, chinh phục lòng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thực tiễn chứng tỏ công tác nghiên cứu, dự báo và tham mưu chiến lược trong lĩnh vực ngoại giao có vai trò quan trọng. Ngoại giao phát huy thế mạnh “nằm trong nhà” đối tượng, đối tác, thông qua cơ quan đại diện ở nước ngoài, các tổ chức hữu nghị, gặp gỡ, tiếp xúc với nhân sĩ, trí thức và các hội nghị, đàm phán… nắm thông tin, tình hình, chính sách, chiến lược của các nước liên quan. Tổng hợp, phân tích, đánh giá lập trường của các nước đối với Việt Nam; cục diện, tình hình thế giới; cung cấp tư liệu, cơ sở, phối hợp với các ngành, cơ quan liên quan đề xuất với Đảng, Nhà nước đối sách, giải pháp ngoại giao phù hợp. Lịch sử ghi nhận những đánh giá, đề xuất quan trọng, tiêu biểu như: ý định, chủ trương đàm phán của Mỹ; khả năng Mỹ đưa quân trở lại miền Nam sau 1973; quan điểm của các nước anh em và khả năng can dự của các nước lớn trước những biến chuyển nhanh chóng, mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam…

Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Chúng ta cũng đứng trước những khó khăn, thách thức mới. Nhiệm vụ của ngoại giao trong giai đoạn mới là phát huy vai trò tiên phong trong tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam; góp phần phát hiện, ngăn ngừa từ sớm, từ xa các nguy cơ, thách thức, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia.

Những yêu cầu trên đòi hỏi ngoại giao phải vận dụng, phát huy bài học kinh nghiệm, vượt qua chính mình, nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực dự báo, tham mưu chiến lược, phối hợp, hiệp đồng, hoàn thiện phong cách, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại. Chỉ có như vậy, ngoại giao mới xứng đáng với những chữ vàng “tiên phong, đồng hành cùng dân tộc”.

Bộ trưởng Ngoại giao đối thoại với thanh niên: Chuyên nghiệp, hiện đại, đồng lòng để phụng sự đất nước

Bộ trưởng Ngoại giao đối thoại với thanh niên: Chuyên nghiệp, hiện đại, đồng lòng để phụng sự đất nước

Với chủ đề "Ngoại giao Việt Nam: Chuyên nghiệp-Hiện đại-Phụng sự", cuộc đối thoại giữa Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn với thanh niên ...

Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là một mốc son sáng chói trong lịch sử ngoại ...

'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' - Chiến thắng quyết định cho thắng lợi của Hiệp định Paris

'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' - Chiến thắng quyết định cho thắng lợi của Hiệp định Paris

Chiến thắng của “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 và thắng lợi của Hiệp định Paris đầu năm 1973 để ...

Hiệp định Paris dẫn đến hòa bình và thống nhất đất nước

Hiệp định Paris dẫn đến hòa bình và thống nhất đất nước

Thắng lợi của việc ký kết Hiệp định Paris với việc Mỹ phải rút quân hoàn toàn khỏi miền Nam là một bước tiến vô ...

Đấu tranh quân sự ở Nam Bộ sau Hiệp định Paris

Đấu tranh quân sự ở Nam Bộ sau Hiệp định Paris

Sau khi Hiệp định Paris đã được ký kết, chiến tranh chưa chấm dứt mà vẫn tiếp diễn ở chiến trường Nam Bộ. Những động ...

Đặc sắc mũi tiến công ngoại giao quân sự trong chiến dịch Hồ Chí Minh

Đặc sắc mũi tiến công ngoại giao quân sự trong chiến dịch Hồ Chí Minh

Ký Hiệp định Paris, Mỹ phải chấp nhận thất bại và lùi một bước về chiến lược, nhưng mưu đồ sâu xa của Mỹ là ...

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động