Ngoại giao quân sự của Mông Cổ trong vòng xoáy cạnh tranh Nga-Mỹ-Trung

Gia Kỳ
Trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt, Mông Cổ đã chọn đóng góp cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và hoạt động quân sự của Mỹ và NATO để tăng cường vị thế quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại giao quân sự của Mông Cổ trong vòng xoáy cạnh tranh Nga-Mỹ-Trung
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mông Cổ Battulga Khaltmaa duyệt đội danh dự trong lễ đón ở Ulaanbaatar, Mông Cổ, ngày 3/9/2019. (Nguồn: Reuters)

Vào tháng 2/2020, Trung Quốc đã gửi tặng 100.000 liều vaccine để tặng cho quân nhân Mông Cổ. Động thái này thể hiện mức độ hợp tác cao giữa hai nước vốn từng là cựu thù trong những năm 1920 và căng thẳng Xô-Trung những năm 1960-1980.

Mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Mông Cổ tập trung vào hỗ trợ phát triển và các biện pháp xây dựng lòng tin như việc hỗ trợ y tế và các hình thức hợp tác khác, bao gồm trao đổi quân sự.

Hồi tháng 1/2021, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tổ chức Hội đồng Tham vấn Quân sự Thường niên Mỹ-Mông Cổ lần thứ 17, tại đây các quan chức tái khẳng định ủng hộ cam kết về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Cũng trong tháng Một, Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mircea Geoana và Bộ Quốc phòng Mông Cổ đã phối hợp tổ chức khai mạc trực truyến Trung tâm tăng cường khả năng phòng thủ trên không gian mạng của Mông Cổ.

Tích cực tham gia gìn giữ hòa bình

Trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt, các quốc gia nhỏ ngày càng khó giữ thế cân bằng, trung lập. Mông Cổ đã lựa chọn xây dựng trở thành hình mẫu để đóng góp vào hòa bình và ổn định toàn cầu bằng việc xây dựng lòng tin.

Sau hai thập kỷ cam kết gìn giữ hòa bình, Mông Cổ là quốc gia đứng thứ 23 thế giới đóng góp quân số cho Liên hợp quốc (LHQ). Điều này khiến Mông Cổ trở thành nước đóng góp quân số cho LHQ lớn thứ hai ở khu vực Đông Bắc và Trung Á, chỉ sau Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Ngoài ra, các lực lượng dự phòng và bệnh viện dã chiến của Mông Cổ đã triển khai tới các phái bộ của LHQ ở Chad, Sierra Leone, Sudan, và một tiểu đoàn hiện được triển khai ở Nam Sudan.

Mông Cổ đã trở thành quốc gia có đóng góp bền vững cho các hoạt động quân sự của Mỹ và NATO từ năm 2003 trở đi như triển khai 1.200 binh sĩ ở Iraq và hơn 45.000 binh sĩ ở Afghanistan. Ngoài ra, hiện hơn 250 quân nhân Mông Cổ vẫn đang sát cánh cùng Mỹ và Đức ở chiến trường Afghanistan.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã đánh giá Mông Cổ giống với Singapore, New Zealand và Đài Loan (Trung Quốc), là “đối tác tự nhiên, đáng tin cậy và có năng lực”. Bên cạnh đó, Mỹ cũng ủng hộ Mông Cổ chuyển đổi căn cứ kiểu cũ của họ thành trung tâm gìn giữ hòa bình hiện đại, Trung tâm Huấn luyện Five Hills.

Ngoại giao quân sự đa phương

Cùng với Mỹ, Mông Cổ đã tổ chức cuộc tập trận hòa bình duy nhất trong khu vực với tên gọi Khaan Quest. Cuộc tập trận có cả sự tham gia của quân đội PLA của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các thành viên NATO.

Về hợp tác với châu Âu, Mông Cổ đã có kinh nghiệm làm việc với quân đội Bỉ ở Afghanistan và Kosovo, với Ba Lan ở Iraq và hiện nay là quân đội Đức ở Afghanistan. Việc triển khai binh sĩ đến các chiến trường giúp Mông Cổ nhận sự hỗ trợ kỹ thuật quân sự và tiến hành chuẩn bị các cuộc tập trận chung.

Năm 2005, NATO đã thành lập Chương trình Quan hệ Đối tác và Hợp tác với Mông Cổ. Đến năm 2012, Mông Cổ trở thành 1 trong 9 đối tác của NATO trên toàn cầu.

Trong bối cảnh địa chính trị nhạy cảm, Mông Cổ đã giới hạn quan hệ hợp tác với các thành viên NATO chỉ còn trong việc huấn luyện, giáo dục và hỗ trợ hòa bình thay vì sắm sửa khí tài để nâng cao năng lực quân sự.

Sự hợp tác quân sự "thân thiện" của Mông Cổ với NATO đã góp phần đưa nước này trở thành thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE) vào năm 2012.

Ngoài quan hệ hợp tác quân sự với Mỹ và NATO, Mông Cổ còn đặc biệt quan tâm đến quan hệ hợp tác với Nga.

Trong quan hệ Đối tác chiến lược song phương năm 2019, hợp tác quốc phòng trở thành một phần quan trọng trong việc khôi phục hợp tác kỹ thuật quân sự, hỗ trợ Mông Cổ hiện đại hóa vũ khí.

Từ năm 2008, cuộc tập trận quân sự Nga-Mông Cổ với tên gọi Selenge được tổ chức thường niên. Do đại dịch Covid-19 năm 2020, hai nước đã cùng tổ chức huấn luyện chỉ huy.

Khi Nga có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ 3 thế giới, Mông Cổ vẫn gửi binh sĩ đến Lễ diễu binh kỷ niệm 75 năm chiến thắng Phát xít Đức của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến 2, mà khi đó Mông Cổ là đồng minh thân thiết.

Tránh vết xe đổ

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập Lực lượng vũ trang Mông Cổ (MAF). Đất nước thảo nguyên đã tách khỏi Trung Quốc 100 năm trước và được Liên Xô hỗ trợ thành lập quân đội. Từ đó, Mông Cổ duy trì quan hệ chặt chẽ với Mỹ, Nga và Trung Quốc, các nước vốn là đối thủ địa chính trị của nhau.

Mặc dù quân đội Mông Cổ đã được tái thiết và đóng vai trò rõ ràng trong việc xây dựng các mục tiêu chính sách đối ngoại, nhưng vấn đề cân bằng quân sự của Mông Cổ sẽ gặp nhiều trở ngại hơn khi Mỹ-Nga-Trung đang tăng cường cạnh tranh bằng các chương trình nghị sự quốc tế.

Nếu căng thẳng tiếp tục leo thang, Mông Cổ có thể quay lại môi trường Chiến tranh Lạnh mà nước này từng trải qua trước đây trong những năm 1960-1970, mắc kẹt giữa vòng xoáy Nga-Trung và phương Tây.

Quân đội Mông Cổ đã phải vượt qua những thách thức chuyển tiếp mà nước này đối mặt trong những năm 1960-1970 với việc cắt giảm 50% quân số, cắt giảm ngân sách quốc phòng lớn và cắt đứt quan hệ đồng minh với Liên Xô.

Trong kịch bản như vậy, những thành tựu đầu tư vào các nỗ lực xây dựng lòng tin quân sự và hợp tác cân bằng các bên sẽ giúp đất nước thảo nguyên tránh bị kéo theo bất kỳ phe nào và giữ vững thế trung lập cũng như trở thành trung gian hòa giải cân bằng tiềm năng trong tương lai.

TIN LIÊN QUAN
Cập nhật Covid-19 ngày 7/5: Số ca tử vong thực tế gấp đôi con số chính thức?; châu Phi có nguy cơ bùng phát; miễn trừ bản quyền sáng chế với vaccine
Những điều cần biết về Phái đoàn đại diện tại các tổ chức quốc tế
Ngoại trưởng Mỹ 'hâm nóng không khí' trước trận 'thư hùng' với người đồng cấp Trung Quốc
'Ngoại giao tái xuất' với Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7
Khả năng gặp gỡ Biden-Putin và 4 chiến lược hóa giải căng thẳng Nga-Mỹ
(theo East Asia Forum)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Lo ngại về những rủi ro bảo mật dữ liệu người dùng trên Facebook, chính phủ Hà Lan đang xem xét việc cấm hoàn toàn nền tảng mạng xã hội ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

GDP của nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,6% trong quý I/2024, trong khi tốc độ tăng trưởng của quý trước đó là 3,4%.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

Nhìn từ Hiệp định Geneva, bài học chúng ta vận dụng đó là, chỉ có thể đối thoại, hợp tác mới có thể phát triển.
Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Chuyến thăm là cơ hội tốt để khảo sát những tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Bắc Ninh với các địa phương của Kazakhstan.
Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Chủ tịch EuroCham

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Chủ tịch EuroCham

Chiều 24/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp ông Dominik Meichle, Chủ tịch EuroCham nhiệm kỳ 2024-2025.
Kết nối quảng bá địa phương Việt Nam tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ

Kết nối quảng bá địa phương Việt Nam tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ

Tại thành phố Houston đã diễn ra Tọa đàm đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy phát triển xanh, bền vững giữa địa phương Việt Nam với đối tác Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Sáng nay, 25/4, Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ: Nơi giao lưu, trao đổi tiềm năng và cơ hội hợp tác doanh nghiệp hai nước

Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ: Nơi giao lưu, trao đổi tiềm năng và cơ hội hợp tác doanh nghiệp hai nước

Sự kiện do Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và công nghiệp quốc gia Mông Cổ đã phối hợp tổ chức, ngày 24/4.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động