Ngoại giao vaccine: Bài học huy động sức mạnh tổng hợp

Khôi Nguyên
Số lượng vaccine phòng Covid-19 về Việt Nam tăng nhanh sau thời gian tập trung vận động cao độ đã giúp đất nước đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng, vững bước vào thời kỳ thích ứng với dịch bệnh, tập trung phục hồi kinh tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo các báo cáo của Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế, dưới sự chỉ đạo sát sao, sự tham gia trực tiếp, quyết liệt của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội về việc tập trung vận động vaccine trong tháng Chín, tháng 10 và đến cuối năm 2021, với tinh thần “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa các bộ, ngành trong nước và các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, công tác ngoại giao vaccine thời gian qua đã đạt kết quả rất tích cực.

Ngoại giao vaccine đã từng bước thực hiện sứ mệnh đưa những nguồn vaccine quý giá về với nhân dân, góp phần quan trọng vào cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Ngoại giao vaccine đã từng bước thực hiện sứ mệnh đưa những nguồn vaccine quý giá về với nhân dân, góp phần quan trọng vào cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Thêm vững niềm tin

Nếu như tại thời điểm đầu tháng 8/2021, Việt Nam nhận được khoảng hơn 16 triệu liều vaccine, thì tính đến giữa tháng Mười, ta đã nhận được khoảng 91,3 triệu liều vaccine.

Dự kiến, trong tháng Mười, có thể tiếp nhận thêm khoảng 34 triệu liều, đến cuối năm 2021, số lượng vaccine về Việt Nam sẽ nhiều hơn nữa.

Với kết quả đó, từ chỗ tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19 thấp, trong một tháng trở lại đây, Việt Nam đã đẩy mạnh tiêm vaccine và là một trong những nước có tốc độ tiêm chủng nhanh trên thế giới.

Tính đến ngày 18/10, cả nước đã tiêm được 64.116.359 liều; đã có 27,4 triệu người tiêm 1 liều vaccine và 18,3 triệu người tiêm đủ 2 liều. Tỷ lệ tiêm ít nhất 1 liều vaccine là 63,6% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 25,5% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đẩy mạnh hợp tác về công nghệ sản xuất vaccine và hỗ trợ quá trình sản xuất, thử nghiệm vaccine trong nước; kết nối nhập khẩu một số loại thuốc điều trị Covid-19.

Việt Nam cũng tiếp nhận được số lượng lớn trang thiết bị y tế thiết yếu trị giá hàng chục triệu USD từ nhiều đối tác, tổ chức quốc tế và kiều bào trao tặng.

Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV, trong báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định, đến nay dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc và đang thực hiện lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh tại nhiều địa phương, một phần nhờ vào việc đẩy mạnh ngoại giao vaccine, tích cực đẩy mạnh nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine…

Tại cuộc họp ngày 17/10 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, lãnh đạo Chính phủ, nhiều Bộ, ngành, địa phương cũng đánh giá cao kết quả công tác ngoại giao vaccine thời gian qua.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chỉ tới khi vaccine về nhiều như trong thời gian qua, chúng ta mới có điều kiện để chuyển dần sang trạng thái mới. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định, chiến lược vaccine đã phát huy hiệu quả, chúng ta có thể chủ động hơn trong việc chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch.

Còn theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, nếu không có chiến lược ngoại giao vaccine tốt thì không thể đạt được kết quả như vừa qua và tổn thất chắc chắn sẽ lớn hơn.

Cũng chính những nỗ lực ngoại giao vaccine trong chiến lược tổng thể về vaccine, các khảo sát gần đây cho thấy niềm tin của người dân ngày càng tăng lên, các quyết định vì nước, vì dân thì nhân dân cảm nhận được và đồng tình, ủng hộ.

Đúng người, đúng thời điểm

Những kết quả thu được từ nỗ lực triển khai ngoại giao vaccine đã chứng minh bài học phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và tinh thần tự lực, tự cường; huy động hiệu quả mọi nguồn lực, tận dụng cơ hội, tăng cường hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng, tạo sức mạnh tổng hợp trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chia sẻ về hậu trường ngoại giao vaccine, Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành cho rằng công tác ngoại giao vaccine thành công bước đầu nhờ ta đã vận động toàn diện, trong đó yếu tố quyết định là có sự vận động ở cấp cao nhất.

Lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế đều vào cuộc và vào cuộc nhịp nhàng, ta đã tìm đúng người và chọn đúng thời điểm.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ chia sẻ, trong bối cảnh “cầu nhiều, cung ít”, Việt Nam có những lợi thế nhất định trong quá trình triển khai công tác ngoại giao vaccine. Đó là uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được củng cố trong những năm qua; là mạng lưới sâu rộng bạn bè, đối tác mà Việt Nam đã tạo dựng, vun đắp.

Bên cạnh đó, vị trí quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu khiến nhiều nước hết sức nỗ lực giúp đỡ, ủng hộ vaccine cho ta để bảo đảm không đứt gãy chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, chúng ta cũng có một cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với số lượng đông đảo và tinh thần yêu nước, luôn hướng về Tổ quốc, hỗ trợ quê hương trong việc tiếp cận nguồn vaccine cũng như thuốc điều trị, trang thiết bị y tế.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là việc chúng ta đã phát huy tốt những giá trị cao đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc, tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết trong giai đoạn đầu đại dịch, sẵn sàng chia sẻ, của ít lòng nhiều giúp đỡ bạn bè khẩu trang, vật tư y tế, trang thiết bị phòng chống dịch trong khả năng và nguồn lực của chúng ta.

Nghĩa cử đó được bạn bè quốc tế đánh giá cao, trân trọng và cảm kích. Việc bạn bè quốc tế sẵn lòng hỗ trợ chúng ta hiện nay một phần cũng là tri ân những nghĩa cử chúng ta đã dành cho các bạn.

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Chín, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết phấn đấu đến cuối năm bao phủ được vaccine Covid-19 cho hơn 90% người dân trên 18 tuổi. (Nguồn: TTXVN)
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết phấn đấu đến cuối năm bao phủ được vaccine Covid-19 cho hơn 90% người dân trên 18 tuổi. (Nguồn: TTXVN)

Vẫn là nhiệm vụ chiến lược

Ngoại giao vaccine đã từng bước thực hiện sứ mệnh đưa những nguồn vaccine quý giá về với nhân dân, góp phần quan trọng vào cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, tạo điều kiện quan trọng để đất nước chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn với dịch bệnh, khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục hồi kinh tế.

Khi việc sản xuất vaccine “Made in Vietnam” vẫn đang tiếp tục được thúc đẩy thì ngoại giao vaccine chính là con đường hiệu quả nhất nhằm giúp đất nước tiếp cận các nguồn vaccine trên thế giới.

Như lời Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh từng khẳng định, ngoại giao vaccine vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược, dài hạn và là “mặt trận” quyết định thành công đối với chiến lược vaccine của Chính phủ.

Thời gian tới, dịch bệnh được đánh giá là tiếp tục phức tạp, khó dự báo, thậm chí đến nay chưa thể xác định thời gian kết thúc. Các nước đang chuyển sang thích ứng với dịch bệnh, tập trung phục hồi kinh tế, coi tiêm vaccine là điều kiện tiên quyết để chung sống với Covid-19.

Tình hình sản xuất vaccine có thể được cải thiện, nhưng vẫn còn đó sự bất bình đẳng trong phân phối và tiếp cận vaccine. Nhiều nước dự trữ để tiêm liều thứ ba, tiêm cho trẻ em…

Trong bối cảnh đó, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 xác định tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch Covid-19; triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch, có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 được coi là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cấp, các ngành ngay từ đầu năm 2022.

Tại cuộc họp ngày 13/10, Tổ công tác Chính phủ về ngoại giao vaccine dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã xác định ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới là theo dõi sát tình hình tiếp nhận vaccine từ các đối tác đã cam kết và đôn đốc đối tác thực hiện đúng tiến độ từ nay đến cuối năm 2021; tiếp tục tham mưu cho Chính phủ trong quá trình xây dựng kế hoạch tổng thể về nhu cầu vaccine cho năm 2022, bao gồm vaccine cho trẻ em từ 5-12 tuổi, từ 12-18 tuổi và vaccine tiêm mũi tăng cường, cũng như năng lực sản xuất trong nước để đảm bảo chủ động trong việc tiếp cận vaccine.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy hợp tác quốc tế trong sản xuất vaccine để hỗ trợ phát triển vaccine trong nước, bảo đảm nguồn cung ổn định và tự chủ lâu dài về vaccine. Tổ công tác cũng xác định đẩy mạnh tiếp cận các loại thuốc đặc trị Covid-19 vì thuốc điều trị Covid-19 có vai trò quan trọng trong hạn chế các ca bệnh nặng, giảm tỷ lệ tử vong và là giải pháp cho chung sống lâu dài, an toàn với dịch bệnh.

'Hậu trường' ngoại giao vaccine: Thành công nhờ vận động toàn diện

'Hậu trường' ngoại giao vaccine: Thành công nhờ vận động toàn diện

Theo Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành, công tác ngoại giao vaccine của Việt Nam bước đầu thành công là nhờ sự ...

Ngoại giao vaccine: Xây dựng kế hoạch tổng thể cho năm 2022, gồm cả vaccine cho trẻ em

Ngoại giao vaccine: Xây dựng kế hoạch tổng thể cho năm 2022, gồm cả vaccine cho trẻ em

Sáng ngày 13/10, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao ...

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao vaccine

Đọc thêm

Việt Nam-Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Việt Nam-Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Đại sứ Đặng Minh Khôi khẳng định, người Việt Nam luôn yêu quý văn học và nghệ thuật của Liên Xô và nước Nga ngày nay.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
VFF đã 'chốt' vị trí HLV trưởng đội tuyển và U23 Việt Nam

VFF đã 'chốt' vị trí HLV trưởng đội tuyển và U23 Việt Nam

Sau hơn một tháng tìm kiếm huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam, Liên đoàn bóng đá Việt Nam chính thức bổ nhiệm HLV Kim Sang Sik.
XSMN 3/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024. xổ số ngày 3 tháng 5. xổ số hôm nay 3/5/2024

XSMN 3/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024. xổ số ngày 3 tháng 5. xổ số hôm nay 3/5/2024

XSMN 3/5 - Kết quả xổ số ngày 3 tháng 5. XSMN thứ 6. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/5/2024. KQSXMN. xổ số hôm nay ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/5/2024: Bọ Cạp cẩn thận sập bẫy

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/5/2024: Bọ Cạp cẩn thận sập bẫy

Tử vi hôm nay 4/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu Ngoại Anh vòng 36 - Man City vs Wolves; V-League - SLNA vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu Ngoại Anh vòng 36 - Man City vs Wolves; V-League - SLNA vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu V-League - CAHN vs Nam Định; Ngoại Anh vòng 36 - Arsenal vs Bournemouth...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động