Ngoại giao văn hóa, nghệ thuật 'sưởi ấm' quan hệ 2 'kỳ phùng địch thủ' Mỹ-Trung Quốc

Châu Linh
Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt và chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", hoạt động hợp tác, trao đổi nghệ thuật đang nổi lên là một cầu nối quan trọng giúp Washington và Bắc Kinh xích lại gần nhau.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại giao nghệ thuật 'sưởi ấm' quan hệ giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc
Hoạt động hợp tác, trao đổi nghệ thuật đang nổi lên là một cầu nối quan trọng giúp Washington và Bắc Kinh xích lại gần nhau. (Nguồn: SCMP)

Theo giới phân tích, những hoạt động trao đổi như vậy - dù số lượng đã giảm dần trong một thập kỷ qua - đang giúp xây dựng lòng tin, tạo đà cho các cuộc đối thoại và "hàn gắn" khoảng cách giữa hai "kỳ phùng địch thủ".

Sức mạnh của "ngoại giao mềm"

Một ví dụ điển hình về sức mạnh của "ngoại giao mềm" có thể nhắc đến ở đây là cuộc triển lãm khá quy mô ở San Francisco do Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc tổ chức với hơn 150 hiện vật từ thời đồ đồng, lần đầu tiên được trưng bày bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Với chủ đề Vương quốc Phượng hoàng: Sự huy hoàng cuối cùng của thời đại đồ đồng Trung Quốc, Bảo tàng Nghệ thuật châu Á đã dành khoảng 3.000 mét vuông cho không gian trưng bày những phát hiện khảo cổ thời nhà Chu, từ năm 1050-256 trước Công nguyên. Triển lãm sẽ kết thúc vào tháng 7.

Jay Xu, Giám đốc điều hành của Bảo tàng nhận định, Triển lãm diễn ra đúng vào thời điểm các hoạt động trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và Mỹ đóng vai trò “rất quan trọng”.

“Trong những năm qua, chúng tôi đã tổ chức hơn chục cuộc triển lãm, trưng bày hiện vật từ Trung Quốc – hầu hết đều nêu bật những ví dụ điển hình nhất về nghệ thuật Trung Quốc qua các thời đại. Nhiều khám phá khảo cổ học được trưng bày thời gian gần đây đều lần đầu tiên được xuất hiện tại một nước phương Tây", ông nói, đồng thời cho biết thêm cuộc trưng bày lần này cũng nằm ngoài định hướng đó.

Tin liên quan
Du lịch Du lịch 'nâng bước' quan hệ Trung Quốc-Campuchia

Khai mạc vào tháng Tư năm nay, Triển lãm Vương quốc Phượng hoàng: Sự huy hoàng cuối cùng của thời đại đồ đồng Trung Quốc có sự góp mặt của Thứ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc Li Qun, ông cũng là người đứng đầu Cục Quản lý Di sản Văn hóa quốc gia cùng nhiều quan chức cấp cao khác.

Theo ông Jay Xu, sự tham gia của nhiều quan chức hàng đầu ngành Văn hóa Trung Quốc phản ánh kỳ vọng hoạt động này sẽ tạo cơ hội để Bắc Kinh kết nối và gia tăng hiểu biết trên quy mô toàn cầu.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Li Qun nhấn mạnh, Triển lãm đã giới thiệu "vẻ đẹp lộng lẫy và lãng mạn của văn hóa Trung Quốc tới khán giả Mỹ. Được hỗ trợ bởi nghiên cứu học thuật chuyên sâu cùng những phát hiện khảo cổ học mới nhất, Triển lãm thể hiện tính liên tục, thống nhất, hòa bình, toàn diện và tính đổi mới của nền văn minh Trung Quốc”.

Còn Phó Tổng lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco Chu Maoyi cho biết đây là “cơ hội hiếm có để người Mỹ tìm hiểu sâu hơn về nền văn hóa rực rỡ của Trung Quốc từ hơn 2.000 năm trước. Chúng tôi hy vọng cuộc Triển lãm mở ra cơ hội mới cho mọi người, đặc biệt là những du khách trẻ tuổi, đánh giá cao sự phong phú của lịch sử và truyền thống Trung Quốc”.

Trong một thông điệp được đưa ra bằng văn bản, Thị trưởng San Francisco London Breed – người đang có chuyến thăm Trung Quốc vào thời điểm khai mạc – mô tả buổi trưng bày có ý nghĩa “lịch sử và đột phá”, đồng thời cho rằng “không có ví dụ nào tốt hơn về sức mạnh và tầm quan trọng giao lưu kinh tế và văn hóa".

Trước đó, buổi Triển lãm trưng bày riêng biệt, gồm khoảng 200 hiện vật, từ đồ trang trí bằng ngọc bích đến bình đồng nghi lễ với chủ đề Anyang: Thành phố cổ của các vị vua Trung Quốc kết thúc vào tháng Tư tại Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia châu Á cũng gây tiếng vang nhất định.

Ngoại giao nghệ thuật 'sưởi ấm' quan hệ giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc
Triển lãm trưng bày những phát hiện khảo cổ thời nhà Chu với chủ đề "Vương quốc Phượng hoàng: Sự huy hoàng cuối cùng của thời đại đồ đồng Trung Quốc" khai mạc vào tháng 4/2024 tại San Francisco thu hút đông đảo người tham dự. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Triển lãm tái hiện thời kỳ lịch sử của triều đại nhà Thương Trung Quốc (khoảng năm 1600-1050 trước Công nguyên) - giai đoạn hình thành và phát triển chữ viết và thực hành nghi lễ. Trong suốt hai tháng diễn ra Triển lãm, ước tính gần 1.000 học sinh và giáo viên đã tới tham quan, tìm hiểu.

Khi được hỏi về tầm quan trọng của các hoạt động trao đổi nghệ thuật trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, Giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia châu Á Keith Wilson nhận định: "Ngoài việc thúc đẩy kết nối con người, giáo dục phổ thông và tôn trọng văn hóa lẫn nhau, những cuộc trao đổi và triển lãm như vậy góp phần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai nước. Sự hợp tác này, dựa trên sự tiến bộ của kiến ​​thức khoa học và bảo vệ di sản văn hóa, đánh dấu một chương quan trọng trong lịch sử quan hệ Mỹ-Trung Quốc".

Theo ông Gao Minglu, Giáo sư danh dự tại Đại học Pittsburgh, trao đổi văn hóa giữa hai cường quốc bắt đầu từ cuối những năm 1970, khi Bảo tàng Mỹ thuật Boston mang các bộ sưu tập – bao gồm cả nghệ thuật cổ điển và hiện đại – đến Bắc Kinh.

Ông nói: “Đây là lần đầu tiên người Trung Quốc được xem các tác phẩm nghệ thuật nguyên bản của phương Tây, đặc biệt là thời kỳ hiện đại và đương đại. Nó đã truyền cảm hứng cho thế hệ nghệ sĩ Trung Quốc mới vào thời điểm Trung Quốc bắt đầu mở cửa với phương Tây".

Vượt qua những "rào cản địa chính trị"

Ông Gao, đồng thời cũng là một nhà phê bình và học giả về nghệ thuật đương đại Trung Quốc, cho biết trao đổi và giao tiếp trong giới nghệ thuật giữa Trung Quốc và Mỹ đã bùng nổ vào những năm 1990. Vào thời điểm đó, các bảo tàng, trường đại học và tổ chức văn hóa ở Mỹ “rất quan tâm” đến việc đưa nghệ thuật Trung Quốc về nước.

Bản thân ông Gao từng có công trong việc đưa hai cuộc triển lãm quy mô lớn đến Mỹ. Đầu tiên là Inside Out: New Chinese Art được trình chiếu tại New York vào cuối những năm 1990 trước khi đến San Francisco và Seattle, sau đó là Mexico, Australia. Sau đó, ông từng là giám tuyển của dự án Bức tường: Định hình lại nghệ thuật đương đại Trung Quốc vào năm 2005 do Phòng trưng bày nghệ thuật Albright-Knox, Phòng trưng bày nghệ thuật Đại học Buffalo và Bảo tàng Tượng đài Thiên niên kỷ Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Dù vậy, ông thừa nhận, trao đổi giữa hai nước đã giảm sút đáng kể từ năm 2008, một phần do khủng hoảng kinh tế và cũng là do “sự hoài nghi về chủ nghĩa toàn cầu” sau này. “Rất ít triển lãm về Trung Quốc diễn ra ở Mỹ trong 15 năm qua", ông nói.

Ngoại giao nghệ thuật 'sưởi ấm' quan hệ giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc
Theo chuyên gia, trao đổi nghệ thuật và hợp tác văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng hơn. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Ông Gao cho rằng, những cuộc giao lưu, trao đổi giữa giới nghệ thuật hai nước có thể vượt qua “những rào cản địa chính trị” và hoàn toàn có thể "đóng vai trò rút ngắn khoảng cách, bất kể là khoảng cách về văn hóa hay chính trị”.

Emily Wilcox, Phó giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học William & Mary phân tích, hai cường quốc đều có truyền thống lâu đời trong việc áp dụng trao đổi văn hóa và nghệ thuật như một phần trong chính sách ngoại giao của mình.

Việc trao đổi, giao lưu văn hóa, nghệ thuật diễn ra cả ở cấp độ quốc gia thông qua các hoạt động do chính phủ lên kế hoạch và tài trợ hoặc các sự kiện không chính thức do các cá nhân, tổ chức khởi xướng.

Tin liên quan
Ngoại giao ‘chắp cánh’ sức mạnh mềm văn hóa Ngoại giao ‘chắp cánh’ sức mạnh mềm văn hóa

"Các hoạt động này đều có vai trò quan trọng trong việc giúp người dân hai quốc gia gia tăng hiểu biết lẫn nhau. Đồng thời, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hợp tác, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau", bà Wilcox nói.

Bà Wilcox nhìn nhận, việc trao đổi nghệ thuật giữa hai đối thủ có thể tạo cơ hội cho những người có hoàn cảnh khác biệt tham gia và học hỏi lẫn nhau.

Nghệ thuật đề cập nhiều chủ đề khác nhau, từ đời sống vật chất hàng ngày đến hy vọng và ước mơ cá nhân - những chủ đề có thể mở ra các cuộc đối thoại và trở thành “cầu nối trí tưởng tượng” - điều khó đạt được thông qua kênh ngoại giao truyền thống.

“Nghệ thuật thu hút trải nghiệm của con người theo cách trực quan, có thể tác động đến cảm xúc và tiếp cận mọi người ở cấp độ cá nhân. Đây là một cơ chế mạnh mẽ để kết nối những người bị chia cắt bởi ngôn ngữ, hệ thống chính trị, kinh tế hoặc đơn giản là khoảng cách vật lý", bà nói.

Theo bà Wilcox, trao đổi nghệ thuật và hợp tác văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn: “Nghệ thuật nên là một trong nhiều sân chơi mà Washington và Bắc Kinh hợp tác thành công và học hỏi lẫn nhau, từ đó xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn".

Trung Quốc nỗ lực 'đổ thêm tiền', doanh nghiệp chất bán dẫn lại vào 'tầm ngắm' của Mỹ

Trung Quốc nỗ lực 'đổ thêm tiền', doanh nghiệp chất bán dẫn lại vào 'tầm ngắm' của Mỹ

Ngày 20/3, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc đưa vào danh ...

Lo ngại thế mạnh vô song của một nhà bán lẻ Trung Quốc, công ty Hàn Quốc cảnh giác cao độ

Lo ngại thế mạnh vô song của một nhà bán lẻ Trung Quốc, công ty Hàn Quốc cảnh giác cao độ

Theo Yonhap, các nhà bán lẻ Hàn Quốc như Shinsegae, SK và Coupang đang cảnh giác cao độ với AliExpress, khi ngày càng có nhiều ...

Apple, Google và Meta: Phá luật hay cạnh tranh công bằng?

Apple, Google và Meta: Phá luật hay cạnh tranh công bằng?

Apple, Google và Meta - ba gã khổng lồ công nghệ - đang phải đối mặt với cuộc điều tra của Liên minh châu Âu ...

Từ Việt Nam đến Thái Lan, các nhà cung cấp công nghệ cảm nhận 'sức nóng' từ Trung Quốc

Từ Việt Nam đến Thái Lan, các nhà cung cấp công nghệ cảm nhận 'sức nóng' từ Trung Quốc

Các công ty Đài Loan (Trung Quốc) và các công ty khác phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ ...

EU ‘quá nhỏ bé’ trong cuộc khủng hoảng năng lực cạnh tranh, đang hoạt động theo ‘thế giới của ngày hôm qua’, tụt hậu trước Mỹ-Trung Quốc?

EU ‘quá nhỏ bé’ trong cuộc khủng hoảng năng lực cạnh tranh, đang hoạt động theo ‘thế giới của ngày hôm qua’, tụt hậu trước Mỹ-Trung Quốc?

Thị phần của EU trong nền kinh tế toàn cầu đang bị thu hẹp và nỗi lo sợ rằng lục địa này không còn có ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Brazil tiếp tục phát triển

Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Brazil tiếp tục phát triển

Đại sứ Bùi Văn Nghị có buổi làm việc với Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển, công nghiệp, thương mại và dịch vụ Brazil.
Giá xăng dầu hôm nay 21/6: Triển vọng sáng từ thị trường việc làm Mỹ hỗ trợ giá dầu; trong nước giá xăng đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 21/6: Triển vọng sáng từ thị trường việc làm Mỹ hỗ trợ giá dầu; trong nước giá xăng đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 21/6, giá dầu tăng chưa đến 1 USD, được hỗ trợ bởi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm và dữ liệu cho thấy thị ...
Việt Nam đề nghị các bên liên quan kiềm chế tối đa, hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế

Việt Nam đề nghị các bên liên quan kiềm chế tối đa, hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế

Việt Nam theo dõi chặt chẽ và quan ngại sâu sắc trước những thông tin về vụ việc diễn ra tại khu vực Bãi Cỏ Mây giữa Philippines và Trung ...
Báo chí đối ngoại: Lực lượng chủ công tạo nên ‘điểm sáng’ Việt Nam

Báo chí đối ngoại: Lực lượng chủ công tạo nên ‘điểm sáng’ Việt Nam

Trong bối cảnh, tình hình mới, báo chí đối ngoại cần phải chuyển mình với quyết tâm đổi mới để lan tỏa hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới...
Khám phá khu vườn thơ mới của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến

Khám phá khu vườn thơ mới của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến

Những bài thơ được chọn để đưa vào tập sách này chỉ là một phần trong vườn thơ sum suê của Nguyễn Vĩnh Tiến, vì thế rất khó để nói ...
Top 3 xe CUV cỡ A bán chạy nhất tháng 5/2024: Toyota Raize vươn lên dẫn đầu

Top 3 xe CUV cỡ A bán chạy nhất tháng 5/2024: Toyota Raize vươn lên dẫn đầu

Bảng xếp hạng top 3 xe CUV cỡ A bán chạy nhất tháng 5/2024 Toyota Raize vươn lên dẫn đầu phân khúc với 433 chiếc bán ra, xếp thứ 2 ...
Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Brazil tiếp tục phát triển

Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Brazil tiếp tục phát triển

Đại sứ Bùi Văn Nghị có buổi làm việc với Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển, công nghiệp, thương mại và dịch vụ Brazil.
Việt Nam đề nghị các bên liên quan kiềm chế tối đa, hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế

Việt Nam đề nghị các bên liên quan kiềm chế tối đa, hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế

Việt Nam theo dõi chặt chẽ và quan ngại sâu sắc trước những thông tin về vụ việc diễn ra tại khu vực Bãi Cỏ Mây giữa Philippines và Trung Quốc.
Hàng trăm người tham dự Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10

Hàng trăm người tham dự Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10

Tối 20/6, tại Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa (Hà Nội) đã diễn ra Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10.
Quan điểm của Việt Nam về việc Philippines vừa đệ trình Báo cáo Ranh giới ngoài thềm lục địa ở Biển Đông

Quan điểm của Việt Nam về việc Philippines vừa đệ trình Báo cáo Ranh giới ngoài thềm lục địa ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời câu hỏi về việc Philippines vừa đệ trình Báo cáo Ranh giới ngoài thềm lục địa ở Biển Đông...
Hội nghị Lãnh đạo các cơ quan ngoại vụ địa phương năm 2024

Hội nghị Lãnh đạo các cơ quan ngoại vụ địa phương năm 2024

Hội nghị là cơ hội để các cơ quan ngoại vụ địa phương rà soát, đánh giá 6 tháng triển khai định hướng công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao dự Lễ kỷ niệm 47 năm con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng của Samdech Techo Hun Sen

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao dự Lễ kỷ niệm 47 năm con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng của Samdech Techo Hun Sen

Sáng 20/6, Lễ kỷ niệm 47 năm hành trình lịch sử tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng của Samdech Techo Hun Sen được Campuchia long trọng tổ chức.
Thông tin liên quan đến công dân Việt Nam mất tích tại Pháp

Thông tin liên quan đến công dân Việt Nam mất tích tại Pháp

Cảnh sát Pháp phát hiện một thi thể tại căn hộ ngoại ô thành phố Paris. Sau khi xác minh, các cơ quan chức năng Pháp xác định đây là công dân Việt Nam.
Bộ Ngoại giao thông tin về vụ du học sinh Việt mất tích và qua đời tại Pháp

Bộ Ngoại giao thông tin về vụ du học sinh Việt mất tích và qua đời tại Pháp

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã thông tin về vụ việc một nữ du học sinh của Việt Nam mất tích và qua đời sau đó tại Pháp.
Lãnh đạo Uỷ ban Nhà nước về NVNONN trực tiếp thăm hỏi, động viên bà con trong vụ cháy tại Ba Lan

Lãnh đạo Uỷ ban Nhà nước về NVNONN trực tiếp thăm hỏi, động viên bà con trong vụ cháy tại Ba Lan

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về NVNONN Nguyễn Mạnh Đông đã trực tiếp đến thăm hỏi, chỉa sẻ, động viên đại diện bà con bị ảnh hưởng trong vụ cháy tại Ba Lan
Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan hỗ trợ bà con người Việt bị ảnh hưởng bởi vụ cháy Trung tâm thương mại làm lại giấy tờ

Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan hỗ trợ bà con người Việt bị ảnh hưởng bởi vụ cháy Trung tâm thương mại làm lại giấy tờ

Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan bắt đầu tiếp nhận, giải quyết cấp lại các loại giấy tờ tuỳ thân cho bà con người Việt bị ảnh hưởng bởi vụ cháy...
Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan: Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con cấp đổi các giấy tờ

Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan: Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con cấp đổi các giấy tờ

Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan và các cơ quan trong nước sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ tối đa bà con trong khả năng cho phép... Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan ...
Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Đại sứ Hà Hoàng Hải làm việc với lãnh đạo hội đoàn người Việt Nam

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Đại sứ Hà Hoàng Hải làm việc với lãnh đạo hội đoàn người Việt Nam

Đại sứ Hà Hoàng Hải cam kết sẽ đồng hành với với các hội đoàn để hỗ trợ bà con vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động